• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm

  • PDF.

1. Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một bệnh cấp tính xảy ra do ăn hay uống phải thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hại đối với sức khỏe con người.  Ngộ độc thức ăn thường xảy ra do thiếu sót trong công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm, các nguyên liệu dùng trong chế biến thực phẩm do sơ suất trong vệ sinh và kỹ thuật nấu nướng, vệ sinh dịch vụ ăn uống và kiểm tra chất lượng thành phẩm...

Ngộ độc thức ăn phổ biến trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội loài người. Ở nước ta hàng năm cũng có nhiều vụ ngộ độc  thức ăn xảy ra ở cộng đồng hay những bếp ăn tập thể.

phongngodoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 2 2013 15:11

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường thể 2

  • PDF.

Tiểu đường hay còn gọi là Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Bệnh có hai thể chính: ĐTĐ thể I thường gặp ở người trẻ tuổi với các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân. ĐTĐ thể II thường gặp ở những người bệnh trên 40 tuổi, béo phì.

Chế độ ăn là một vấn đề rất quan trọng trong điều trị bệnh đáo tháo đường thể 2. Ở những người mới mắc bệnh, nhiều khi không cần dùng thuốc mà chỉ cần sử dụng chế độ ăn hợp lý có thể làm giảm được các triệu chứng, phục hồi và duy trì khả năng lao động cho người bệnh.

andaiduong

Ăn đậu tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 2 2013 14:48

Rận mu - căn bệnh bị lãng quên

  • PDF.

KTVTrần Thị Nguyệt Ánh-Khoa Vi Sinh

Bệnh rận mu là một căn bệnh đã từng hiện diện ở hầu hết các châu lục trên thế giới, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và dường như đã bị lãng quên ở thời đại ngày nay. Hiện nay căn bệnh “dở khóc dở cười” này vẫn còn hiện diện trong cộng đồng, nhất là các nước chưa phát triển có điều kiện vệ sinh và ý thức tự bảo vệ sức khoẻ còn kém.

Để giúp mọi người có điều kiện ôn lại căn bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược đôi nét về Rận mu và Bệnh rận mu.

RẬN MU

Danh pháp khoa học: Phthirus pubis hay Phthirius pubis

Rận mu là những sinh vật ký sinh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới, thuộc côn trùng hút máu không có cánh, kích thước nhỏ (con trưởng thành dài 1,5 - 2mm), có thân hình oval, ngực rất rộng, bụng ngắn có 5 đốt , màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu.

Rận có ba cặp chân khỏe và hình giống càng cua bám rất chắc vào da và lông của con người bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu. Do tính chất đổi màu của rận nên rất khó nhìn thấy chúng. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 2 2013 14:42

Acid uric

  • PDF.
1. SINH LÝ

Acid uric là một chất có trọng lượng phân tử 169 dalton, có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các bazơ purin (ademin và guanidin) của các acid nucleic.

Các nguồn gốc chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:

a. Các thức ăn chứa purin (100 – 200 mg/ngày).
b. Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày).

Quá trình tổng hợp nói trên được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột.

Quá trình tổng hợp acid uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tình trạng tăng acid uric máu.

acid_uric2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 2 2013 13:28

Chế độ ăn bệnh lý

  • PDF.

1. Vai trò và các yêu cầu của ăn bệnh lý (ăn điều trị)

- Ăn không những để giữ sức cho bệnh nhân, mà còn phải là một phương tiện điều trị. Ăn là một yếu tố điều trị chủ yếu trong một số bệnh. Ăn còn ảnh hưởng đến tiến triển của các bệnh, đến các cơ chế điều hòa, đến khả năng phản ứng và bảo vệ của cơ thể, ăn không những làm tăng hiệu lực của các phương tiện điều trị khác mà còn làm giảm tái phát trong các bệnh mạn tính.

- Ăn bắt buộc phải là một cái nền, một cái phông ở trên đó người thầy thuốc sẽ sử dụng các yếu tố điều trị khác và củng cố kết quả tích cực của các biện pháp điều trị khác.

Mặt khác, người thầy thuốc khi quyết định  liều lượng thuốc, chế độ lao động, thể dục... đều phải dựa vào tình hình thể lực của bệnh nhân và khả năng ăn uống của bệnh nhân. Hơn thế, phải coi thức ăn cũng như thuốc. Xác định nhu cầu dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm, cách thức chế biến để giữ được giá trị dinh dưỡng và tạo ra các món ăn ngon,hợp khẩu vị người bệnh, ấn định số lượng mỗi bữa ăn, số lần và giờ giấc cho ăn, đảm bảo ăn, tất cả đều phải được thực hiện nghiêm túc như một mệnh lệnh điều trị

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 2 2013 13:11

You are here Tin tức Y học thường thức