• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nhiễm HIV có phải là dấu chấm hết?

  • PDF.

Bs. Bùi Thị Nga - 

Từ khi phát hiện đến nay, đại dịch HIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, số lượng ca mắc và tử vong luôn ở mức cao, gây nhiều gánh nặng cho kinh tế, xã hội, tương lai giống nòi của dân tộc. Vì vậy, trong suy nghĩ của nhiều người, nhiễm HIV là “án tử”, tuy nhiên thực tế nhiều bệnh nhân nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh, vẫn cống hiến cho xã hội như bao người, do việc được chăm sóc và điều trị y tế đúng và kịp thời, nhờ hiệu quả của việc điều trị bằng thuốc ARV.

Việc tìm ra ARV đã làm thay đổi cục diện của đại dịch HIV/AIDS, và với việc phát triển không ngừng của khoa học, tác dụng phụ của thuốc ARV càng giảm thấp cùng khả năng dung nạp tốt của người bệnh, phát huy hiệu quả ức chế virus của thuốc ARV.

hivv

Vậy ARV là gì?

ARV là thuốc kháng HIV (tên tiếng Anh: Antiretroviral), ức chế sự nhân lên của virus, duy trì nồng độ virus trong máu ở mức thấp nhất có thể. Ở người nhiễm HIV, HIV làm suy yếu miễn dịch, dẫn tới tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội (NTCH), vì vậy khi người nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV sẽ đưa tải lượng virus (TLVR) HIV dưới ngưỡng ức chế (<1000 bản sao/1 ml máu), tốt hơn nữa là về dưới ngưỡng phát hiện (<200 bản sao/1 ml máu), giảm nguy cơ kháng thuốc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh sống khỏe mạnh, giảm khả năng lây truyền HIV

Theo các công bố chính thức hiện nay, khi tải lượng HIV < 200 bản sao/ml sẽ không có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình qua đường tình dục (Không phát hiện = Không lây truyền), đó cùng là thông điệp mà chiến dịch K=K muốn truyền tải đến cộng đồng, chiến dịch này phát động từ năm 2019 và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, góp phần thay đổi nhận thức cũ về HIV, HIV không còn là một bệnh vô phương cứu chữa, mà là một bệnh truyền nhiễm mạn tính, có thể phòng và điều trị được.

ARV không chỉ dừng lại ở tác dụng điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, ở người chưa nhiễm, có thể điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

Ở những đối tượng nguy cơ cao nhiễm HIV như nam có quan hệ đồng giới, chuyển giới nữ, mại dâm, người tiêm chích ma túy... có thể sử dụng thuốc PrEP trước khi phơi nhiễm, thuốc PrEP có tác dụng bảo vệ tế bào miễn dịch, ngăn không cho virus nhân lên, bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm HIV. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục lên đến 97% và qua tiêm chích đến 74% khi tuân thủ tốt.

Đối với trường hợp đã phơi nhiễm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) càng sớm càng tốt tốt nhất trong 24 giờ đầu và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Việc điều trị đúng hầu như đều mang kết quả như tốt.

Nhờ hiệu quả của ARV, việc sống chung với HIV không còn quá nặng nề. Và nhiễm HIV có thực sự là dấu chấm hết?

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 10 2022 16:22

You are here Tin tức Y học thường thức Nhiễm HIV có phải là dấu chấm hết?