• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Dùng thuốc chống rối loạn lipid máu nhóm statin

  • PDF.

Cần Lưu ý:

1. Statin là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm mỡ máu. Thuốc ức chế hoạt động của men gan - men đó có tác dụng tạo ra cholesterol máu. Nếu quá nhiều cholesterol trong máu có thể lắng đọng trên thành mạch máu, tạo thành các mảng bám này làm hẹp và tắc mạch máu dần dần. Khi các mảng bám này bong ra và đi đến các chỗ hẹp hơn hoặc có cục máu đông trên mảng bám khiến mạch máu bị hẹp tắc đột ngột gây nên nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu chi…

2. Như vậy nhóm thuốc Statin không những có tác dụng làm giảm cholesterol máu mà còn mang lại lợi ích nhiều hơn thế với những người xơ vữa mạch máu. Đó là làm ổn định mảng xơ vữa, thậm chí còn làm nhỏ lại mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu. Chính vì vậy, thuốc làm giảm được tai biến tim mạch và đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau.

statin1

3. Cũng như các loại thuốc khác, nhóm thuốc này cũng có những tác dụng phụ sau: Theo Bs Golomb, những tác dụng sau được báo cáo như vấn đề ở cơ bắp được biết nhiều nhất, tiếp theo là vấn đề nhận thức và thần kinh ngoại vi, hay đau nhức các đầu ngón tay, ngón chân. Hoặc có thể làm tăng Glucose huyết…Do đó, các bác sĩ và dược sỹ thận trọng cho bệnh nhân dùng liều cao và dùng những Statin mạnh như: Rosurastatin, Aorrastatin và simvastatin. Có một báo cáo cho biết Rosurastatin gây hại cơ nhiều hơn so với các thuốc khác trong máu.
Bs Bùi Quốc Xết

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 22 Tháng 5 2013 20:29

Tạm ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem inj

  • PDF.

Ngày 4/5/2013, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn số 6749/QLD-CL gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc vắc xin Quinvaxem (vắc xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), số đăng ký: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất.

quinvaxem_copy

Xem toàn văn tại đây

DS Nguyễn Thị Mai

Thận trọng khi sử dụng azithromycin

  • PDF.

Ds. Nguyễn Thị Mai

Azithromycin là một kháng sinh có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid, gọi là azalid, được lưu hành trên thị trường với các biệt dược như :Zithromax và Zmax .

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh và được dung nạp tốt, tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp, hay gặp nhất là các rối loạn tiêu hóa (khoảng 10%) với các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng, co cơ bụng, nôn, đầy hơi, ỉa chảy, thường nhẹ và ít xảy ra hơn erythromycin. Có thể thấy biến đổi nhất thời về số lượng bạch cầu trung tính hay tăng enzym gan, đôi khi có xuất hiện phát ban, đau đầu và chóng mặt.Tuy nhiên, Cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về nguy cơ làm biến đổi hoạt động điện tim, gây nhịp tim bất thường và có thể dẫn đến tử vong khi sử dụng azithromycin.

Những người có nguy cơ cao bao gồm: người có khoảng QT kéo dài, nồng độ kali hoặc magnesi máu thấp, nhịp tim chậm hơn bình thường hoặc sử dụng một số thuốc điều trị loạn nhịp tim. Cảnh báo này được đưa ra sau khi FDA đánh giá lại một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu y khoa và một nghiên cứu khác thực hiện bởi một hãng dược phẩm về azithromycin và nguy cơ gây ra những biến đổi bất thường về hoạt động điện tim. Nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh, đặc biệt nguy cơ hiếm gặp về bất thường nhịp tim cũng đã được cập nhật trong phần Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng trên nhãn các chế phẩm chứa azithromycin tại Mỹ.

Một nghiên cứu trên tạp chí New England Journal of Medicine(NEJM) ngày 17/5/2012 đã so sánh nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch ở những bệnh nhân điều trị bằng các kháng sinh như azithromycin, amoxicilin, ciprofloxacin và levofloxacin so với những bệnh nhân không sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch và tử vong do nguyên nhân bất kỳ tăng lên ở những bệnh nhân được điều trị bằng azithromycin trong 5 ngày so với những bệnh nhân điều trị bằng amoxicilin, ciprofloxacin hoặc không dùng kháng sinh. Nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch liên quan đến việc điều trị bằng levofloxicin tương đương với nguy cơ khi điều trị bằng azithromycin (nghiên cứu không đánh giá các loại thuốc kháng khuẩn khác thuộc nhóm Macrolide như: Clarithromycin và Erythromycin liên quan đến khả năng tử vong do tim mạch).

azoric-500

Đọc thêm...

Mất bạch cầu hạt do thuốc

  • PDF.

matbachcauhatMất bạch cầu hạt do thuốc nói chung là một phản ứng miễn dịch, gây ra do sự xuất hiện của các kháng thể đặc hiệu với thuốc hoặc các chất chuyển hóa của chúng được gắn trên bề mặt của các bạch cầu hạt. Khi thuốc vào cơ thể kết hợp với những kháng thể này sẽ gây ra phản ứng miễn dịch làm phá vỡ các bạch cầu hạt.

  Năm nhóm thuốc dễ gây mất bạch cầu hạt nhất là:

  -   Analgin và dẫn xuất(7%)

  -   Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (17%): như Carbimazol

 - Thuốc chống viêm  không steroid (12%): Như Aspirin liều 500mg/ngày; flurbiprofen; phenylbutazon; piroxicam ; ibuprofen…

-   Thuốc chống kết tập tiểu cầu (12,3%): aspirin; ticlopidin…

-  Kháng sinh, chủ yếu là nhóm beta-lactam: ceftazidim; imipenem, amoxicilin, piperacilin, cefotaxim; rồi đến sulfamethoxazol, vancomycin, tinidazol.

-  Các thuốc khác: Clozapin, mianserin, dapson, sulfasalazin, captopril, phenindion, glibenclamid, carbamazepin..v.v..

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 3 2013 10:39

Thông tin phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (albumin 20%)

  • PDF.

Ngày 01/02/2013, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có công văn số 1711/QLD-TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các BV, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về thông tin phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (albumin 20%).

 relab 

Theo Cục Quản lý Dược, ngày 14/1/2013, Cục đã nhận được công văn số 01/TTT của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thông báo về chuỗi báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (có chứa hoạt chất albumin) nhận được từ các BV Đa khoa Hà Giang, BV Từ Dũ, BV Đa khoa tỉnh Bắc Cạn, BV Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai và BV Bình Dân TP.HCM trong năm 2012 và đầu năm 2013.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 3 2013 16:36

You are here Tin tức Ttin thuốc