• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Kháng sinh nhóm Carbapenem

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai- khoa Dược

Meropenem

Nhóm Carbapenem gồm 4 kháng sinh: Imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem. Đây là những kháng sinh beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này có vai trò nhất định trong điều trị bao vây cũng như điều trị theo mục tiêu những trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa đề kháng, đặc biệt là những trường hợp đa đề kháng có liên quan đến trực khuẩn Gram âm và những thuốc khác không hiệu quả hoặc không phù hợp. 

Phổ kháng khuẩn của các kháng sinh carbapenem bao gồm:
- Vi  khuẩn Gram âm (H. influenzae sản xuất beta-lactamase và N. gonorrhoeae, Enterobacteriaceae, và P. aeruginosa), bao gồm cả những chủng sản xuất men beta-lactamase phổ rộng (ESBL).

- Vi khuẩn yếm khí (bao gồm cả B. fragilis).

- Vi khuẩn Gram dương (bao gồm cả Enterococcus  faecalis và Listeria).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 29 Tháng 9 2012 19:36

Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh lý đặc biệt

  • PDF.

Ds Bùi Văn Nghĩa

Đứng trước một người bệnh có trạng thái bệnh lý đặc biệt, người thầy thuốc cần hết sức cân nhắc khi dùng thuốc cho bệnh nhân, để tránh tối đa những hậu quả tai biến do thuốc. Một số trạng thái bệnh lý, một số thuốc chính cấm dùng hoặc phải dùng thận trọng:

1. Mang thai

- Ba tháng đầu của thai kỳ hoặc người nghi có thai: Thuốc chống gián phân (cyclophosphamid, methotrexat, vinblastin, busulfan, clorambucil...), nhiều thuốc chống nôn (cyclizin, meclozin, dimenhydrinat...), thuốc chống động kinh, chống sốt rét, thuốc nhuận tràng chứa podophylin, penicilamin, thalidomid, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, lithium, furosemid, rifampicin, trimethoprim (trong co-trimoxazol), pyrimethamin, thuốc chống tiểu đường...

dsnghia2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 9 2012 21:05

Tìm hiểu cơ chế chủ yếu kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

  • PDF.

Ds Bùi Văn Nghĩa

Người thầy thuốc hơn ai hết cần nắm rõ cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn để từ đó có sự lựa chọn, sự kết hợp trong chỉ định thuốc kháng sinh một cách hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị, tránh tạo điều kiện kháng kháng sinh đang ngày càng phổ biến. Bài này xin cung cấp một số thông tin cơ chế chủ yếu kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:

  1. Sinh ra các enzym như các Beta-lactamase làm mất tác dụng của thuốc.
  2. Thay đổi các đích tác dụng của kháng sinh làm cho thuốc không có điểm đến để phát huy tác dụng.
  3. Thay đổi tính thấm của thành tế bào vi khuẩn làm cho nồng độ kháng sinh xâm nhập vào tế bào không đủ để diệt vi khuẩn.

Các kiểu kháng thuốc quan trọng này hầu hết là do thay đổi gen hoặc do đột biến chromosom hoặc thu nhận được qua plasmid hoặc transposon, còn các thay đổi khác không liên quan đến gen ít quan trọng hơn.

dekhang1

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu gây chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 09 Tháng 9 2012 22:05

Giới hạn chỉ định của các thuốc chứa tolperison đường uống, không nên sử dụng tolperison dạng tiêm

  • PDF.

Ngày 22/06/2012, Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA) đã đưa ra thông báo về việc hạn chế sử dụng các thuốc chứa tolperison sau khi đánh giá lại lợi ích/nguy cơ của thuốc.

Tolperison là thuốc có tác dụng giãn cơ được chỉ định để điều trị một số trường hợp như co cứng cơ do rối loạn thần kinh, co thắt cơ liên quan đến bệnh cột sống và khớp lớn như xương hông, bệnh mạch máu, phục hồi chức năng sau phẫu thuật và bệnh Little (còn được gọi là bệnh bại não). Tolperison đã được cấp phép lưu hành ở một số nước châu Âu từ những năm 60.

tolperison

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 23 Tháng 8 2012 09:12

Chú ý tương tác khi phối hợp thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) với thuốc điều trị tăng huyết áp

  • PDF.

Bệnh nhân tăng huyết áp (THA) sử dụng thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) với nhiều chỉ định khác nhau. Các thuốc NSAID ức chế giãn mạch qua trung gian prostagladin và làm tăng  giữ muối và nước trong cơ thể. Cả hai cơ chế này  đều góp phần làm các thuốc NSAID đối kháng một phần tác dụng của thuốc điều trị THA, đặc biệt với những thuốc có cơ chế tác dụng tác động thông qua prostagladin, renin hoặc cân bằng natri và nước trong cơ thể. Liều và khoảng thời gian dùng NSAID là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đối kháng tác dụng hạ huyết áp của những thuốc này. Dùng phối hợp NSAID ở liều cao và trong khoảng thời gian hơn 1 tuần thường có khả năng làm tăng huyết áp hơn.

Các thuốc NSAID ảnh hưởng đến hiệu quả  điều trị THA ở các mức độ khác nhau. Thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn bêta và ức chế thụ thể angiotensin II là các thuốc dễ bị ảnh hưởng nhất bởi sự vô hiệu hóa tác dụng hạ huyết áp gây ra bởi NSAID. Các thuốc chẹn kênh calci và thuốc hạ áp theo cơ chế trung ương ít bị ảnh hưởng hơn.

thuoc_nsaid

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 8 2012 20:44

You are here Tin tức Ttin thuốc