• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Béo phì liên quan cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

Theo một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 8 /2014 của tạp chí Critical Care Medicine, bệnh béo phì có thể cải thiện tỷ lệ tử vong sau 1 năm ở những bệnh nhân lớn tuổi bị nhiễm khuẩn huyết nhập viện tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Bởi vì béo phì thường liên quan đến kết cục sức khỏe tồi tệ hơn, những kết quả này có thể làm nhiều người nghi ngờ. Tuy nhiên, Hallie C. Prescott, Bác sỹ chuyên khoa về  lĩnh vực chăm sóc đặc biệt và bệnh phổi tại Đại học Y khoa Michigan và đồng nghiệp lưu ý rằng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng béo phì có thể giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật nghiêm trọng khi bệnh tiến triển. Nhiễm khuẩn huyết có một tỷ lệ tử vong cao, và những bệnh nhân sống sót thường đòi hỏi chăm sóc bổ sung và phục hồi chức năng thể chất.

"Các bác sĩ nghĩ rằng các trường hợp nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân béo phì trở nên tồi tệ hơn và niềm tin này có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc và tư vấn cho các bệnh nhân và gia đình họ", Bác sĩ Prescott cho biết trong một thông cáo báo chí của một trường đại học. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân béo phì bị nhiễm khuẩn huyết thực sự có tỷ lệ tử vong thấp hơn  bệnh nhân cân nặng bình thường."

baophi11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 19:50

Cải tiến chất lượng bệnh viện, an toàn người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Khám

Vừa qua, ngày 18 – 22/5/2015 Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA và Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Khóa Đào tạo Quản lý chất lượng bệnh viện cho một số bệnh viện mục tiêu của Dự án,  tại Trung tâm đào tạo Bệnh viện TW Huế.

caitien1

Lớp tập huấn Quản lý chất lượng bệnh viện

Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là lĩnh vực mới, nhằm cải tiến chất lượng bệnh viện, đem đến cho người bệnh một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất, an toàn nhất và hài lòng nhất.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 19:44

Các xét nghiệm máu chẩn đoán viêm khớp

  • PDF.

CN Lê Thị Tuấn - Khoa Huyết học TM

Theo Hiệp hội Viêm khớp (Arthritis Foundation), nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm khớp trên 2 tuần, bạn nên đi khám bệnh. Những dấu hiệu cảnh báo viêm khớp bao gồm đau khớp, cứng khớp, sưng khớp và khó khăn trong di chuyển.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán viêm khớp, theo dõi điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh.Các xét nghiệm máu là những công cụ chẩn đoán rất có giá trị. Tuy nhiên không chỉ dựa vào các xét nghiệm máu mà còn phải kết hợp với kết quả của chẩn đoán hình ảnh, tiền sử và lâm sàng của bệnh nhân để có một chẩn đoán chính xác.

Các xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm khớp

Đói với bệnh thấp khớp, thường xét nghiệm máu  giúp xác định hoặc loại trừ chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm khớp khác. Các xét nghiệm thường sử dụng là yếu tố thấp RF (Rheumatoid factor), Anti-CCP(Anti-cyclic citrullined peptide), tốc độ lắng máu VSS (Erythrocyte sedimentation rate), CRP (C-reactive protein), ANA Test, Anti-DNA và anti Sm, bổ thể, Uric Acid, nhóm HLA (HLA Tissue Typing)

VIEKHOP1

So sánh khớp bình thường và khớp bị viêm

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 19:30

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 - Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25/5 đến 31/5

  • PDF.

Khoa Dược

Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, luồng này nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc, luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.

Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp khói thuốc vào các chất gây ung thư (carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư , gồm những chất như:  nicotin, Carbon monoxide (khí CO), hắcín(Tar)   và benzen,fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em, Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013, với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Nhằm tiếp tục tăng cường thực thi Luật PCTH thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31 tháng 5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ 25/5 đến 31/5, Giám đốc Bệnh viện ĐK Quảng Nam đã ra Chỉ thị: “về việc triển khai thực hiện và tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền  Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá” yêu cầu các khoa, phòng  trong toàn Bệnh viện tổ chức, triển khai thực hiện. Ban chấp hành Công đoàn, các Chi đoàn,  đã quán triệt, triển khai một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức, biện pháp đến 100% cán bộ, nhân viên, đoàn viên,  như: tuyên truyền cung cấp thông tin và hiểu về tác hại của hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động; tổ chức vận động, phát động tới từng khoa, phòng, các tổ chức quần chúng tham gia đăng ký không hút thuốc lá; treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về những tác hại của việc hút thuốc lá; gắn biển báo “cấm hút thuốc lá” trong toàn Bệnh viện, nơi có nhiều người qua lại; xây dựng ý thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên, đoàn viên, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho người bệnh, người thân người bệnh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ; tư vấn, hỗ trợ những người đang hút thuốc lá để họ từ bỏ hút thuốc lá; kịp thời nhắc nhở khi có người hút thuốc lá trong Bệnh viện, nghiêm cấm buôn bán thuốc lá ở các quầy dịch vụ, ăn uống, giải khát, căn tin trong Bệnh viện.

thuola1

thuola2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 19:19

Hãy cảnh giác với tình trạng chết đuối về mùa hè

  • PDF.

CN Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

I. ĐẠI CƯƠNG

Mặc dù mới đầu mùa hè nhưng những ngày vừa qua với cái nắng gay gắt  36 - 38 độ C đã gây cho con người cảm giác khó chịu, ngột ngạt, nhất là với trẻ em. Một trong những hình thức “giải nhiệt” mà mọi người đều ưa thích đó là tìm đến các bãi biển hoặc hồ bơi công cộng để tắm. Trong  đó có một số người biết bơi nhưng phần lớn là những người chưa hề biết bơi (đặc biệt là trẻ em) chỉ dựa vào những chiếc phao hoặc sự giúp đỡ của người khác, vì vậy tình trạng chết đuối là rất dễ xảy ra.

duoinuoca

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 5 2015 07:31

You are here Tin tức Y học thường thức