• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doctor”

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội TM

Một chia sẻ từ links share của một người bạn trên facebook. Tâm đắc với những tâm sự của tác giả, một bác sĩ đã trải qua bao trăn trở của cuộc đời, tôi xin mạn phép được dịch để cùng hiểu hơn những hy sinh của những con người với khát khao mang cuộc sống trở lại cuộc đời. Tiêu đề của bài viết không khó để dịch, nhưng ngẫm lại,  “good doctor” cảm thấy quá khó, là bác sĩ “ tốt” hay bác sĩ “giỏi” đây, thiếu một trong hai điều là không thể... Tôi dịch không thật quá sát, và đôi khi không chuyển tải hết suy nghĩ của tác giả, nên xin giới thiệu bản gốc để bạn tiện theo dõi...

goodoctor1

1. Bạn muốn giàu có

Có rất ít những người làm việc trong ngành y trở thành triệu phú, ít nhất là không phải ở Châu Âu. Nếu giàu có như chính bạn mong ước, bạn có thể có rất nhiều cách dễ dàng để có nhiều tiền, ít đau tim và mệt đầu. Nếu bạn muốn trở thành triệu phú trước tuổi 30, lời khuyên dành cho bạn là hãy tránh xa cổng trường đại học. Hầu hết các bác sĩ trong cái nghề này đều thấu hiểu điều đó và tự thỏa mãn rằng: kỹ năng và kiến thức họ có được là để cứu người, và chấp nhận cuộc sống mỗi ngày như là một phần của công việc.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 11 2014 19:43

Các lực tác động lên xương

  • PDF.

KTV Trần Thị Lệ Trang - Khoa PHCN

Hệ xương chịu một số lực khi xương chịu tải ở các hướng khác nhau. Các lực được tạo ra khi mang trọng lượng, trọng lực, các lực của cơ, các lực bên ngoài. Bên trong, các lực tải có thể tác động lên xương qua khớp thông qua các chổ nối dây chằng hoặc gân cơ, và các lực tải này thường dưới mức gãy xương. Bên ngoài, xương chịu nhiều lực từ môi trường mà không có hạn chế về độ lớn hoặc hướng nào.

Có 5 loại lực tạo tải lên xương đó là sức ép, căng, xé, gập, và xoắn. Những lực này được mô tả ở hình sau:

 lucxuong1

Đọc thêm...

Nấm Cryptococcus Neoformans

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh

CRYPTOCOCUS NEOFOROMANS là  một loài nấm men gây bệnh cho người. Vi nấm hạt men này phổ biến khắp nơi. Nó được tìm thấy trong đất, không khí, nhất là trong phân chim bồ câu. Người bị nhiễm do hít phải bào tử trong không khí.

Vi nấm này ít gây bệnh cho người bình thường. Bệnh thường gặp rất phổ biến ở những người bị suy giảm miễn dịch (người bị ung thư, Hodgkin, tiểu đường, dùng thuốc corticoid dài ngày hoặc thuốc ức chế miễn dịch, những người bị suy giảm miễn dịch do AIDS…). Bệnh được phát hiện ngày càng nhiều với sự gia tăng bệnh AIDS.

Bệnh do nấm C.neoformans thường gặp ở não, màng não do vi nấm có đặc tính ưa tổ chức thần kinh. Tuy nhiên nấm cũng có thể gây bệnh ở các cơ quan như máu, phổi, da….

Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là viêm não, viêm màng não. Nhức đầu và sốt là hai triệu chứng thường gặp nhất. Khi bị viêm não, màng não do nấm C.neoformans thường tỉ lệ tử vong rất cao.

namm1

Hình ảnh Nấm C.neoformans trong dịch não tủy và trong nhu mô phổi

Đọc thêm...

Một số sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân bị rắn độc cắn

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Cấp Cứu

Rắn độc cắn là bệnh lý cấp cứu thường gặp; nhất là ở nơi có điều kiện địa lý nhiều vùng núi và nông thôn như tỉnh ta. Thời điểm bị rắn cắn thường vào ban đêm, tần suất bị rắn cắn tăng vào những ngày có trời nắng nóng sau đó đổ mưa buổi chiều, vào mùa mưa lũ...Triệu chứng và dấu hiệu tại chổ của vùng bị rắn cắn là đau, chảy máu, bầm tím, sưng hạch, viêm, ápxe, hoại tử...

rancan4

Hình minh họa

Triệu chứng toàn thân: Buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân, mệt lã.

Tim mạch: Chóng mặt, ngất, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, rối loạn đông chảy máu, liệt cơ.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 14:03

Chăm sóc và dự phòng loét ép

  • PDF.

Nguyễn Thị Chương - Khoa Ngoại CT

Loét ép là một loại loét gây hoại tử do kém dinh dưỡng của một vùng cơ thể bị tỳ đè kéo dài. Khi một vùng da cơ nào đó của cơ thể bị tỳ đè vào vật cứng kéo dài thì sự tuần hoàn tại chỗ khó khăn, máu động mạch không đến được gây thiếu máu nuôi dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, phù nề. Da tại chỗ dần dần bầm tím và sau cùng gây nên hoại tử.

Ngoài ra, ở những người bệnh nằm lâu, mồ hôi ra nhiều, đại tiện không tự chủ, vải trải giường không phẳng… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây loét ép. Do đó, sự xoay trở cơ thể thường xuyên đồng thời dùng các phương tiện chống loét ép sẽ làm giảm sức ép và kích thích tuần hoàn đến da tại vị trí các chỗ xương lồi là cần thiết để phòng ngừa loét ép.

loettyde1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 12:39

You are here Tin tức Y học thường thức