Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới và sẽ là thứ 3 vào năm 2020. Viêm phế quản mạn và khí phế thủng là hai bệnh lý chính trong COPD. Khí phế thủng gây tình trạng căng giãn phổi không hồi phục làm giảm độ đàn hồi của phổi và tắc nghẽn đường thở do tăng xẹp đường thở ở thì thở ra dẫn đến giảm lưu lượng khí thở ra. Do vậy, bệnh nhân thường xuyên khó thở và tăng lên khi vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm.
Một số bệnh nhân COPD có tình trạng căng giãn phế nang nặng,những vùng căng giãn phế nang này thì không hoặc chức năng trao đổi khí rất hạn chế.Bên cạnh đó vùng giãn phế nang này lại đẩy cơ hoành thấp xuống (cơ hoành đảm trách 75% hoạt động các cơ hô hấp), nên làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hô hấp.
Việc phẫu thuật giảm thể tích phổi (Lung volume reduction-LVR) giúp cắt bỏ phần phần nhu mô phổi giãn phế nang nặng, từ đó phục hồi lại chiều cao cơ hoành, sẽ làm tăng độ đàn hồi của phổi và duy trì được kích thước ban đầu của vùng phổi ít tổn thương. Từ đó làm giảm tình trạng khó thở của bệnh nhân, cải thiện chức năng phổi, giảm đợt cấp của bệnh, tăng khả năng vận động của bệnh nhân, giảm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hình ảnh X quang phổi trước và sau phẫu thuật giảm thể tích phổi
Đọc thêm...