• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Nghiên cứu Culprit-Shock, một trong những câu chuyện nổi bật của tim mạch học trong năm 2017

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Trưởng khoa Nội tim mạch

Cùng với nghiên cứu CANTOS khẳng định giả thuyết viêm của xơ vữa động mạch và chỉ ra con đường IL-1β là một đích điều trị mới của bệnh tim mạch do xơ vữa, nghiên cứu SPRINT đã gợi mở một đích huyết áp mới dành cho bệnh nhân tăng huyết áp, nghiên cứu CULPRIT-SHOCK cũng là một trong những vấn đề nổi bật của tim mạch học trong năm 2017.

Ở những bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim (NMCT) với choáng tim, việc tái thông sớm động mạch thủ phạm bằng can thiệp mạch vành qua da (PCI) sẽ cải thiện kết cục của BN. Tuy nhiên, phần lớn (80%) BN NMCT với choáng tim bị tổn thương nhiều nhánh mạch vành, và tỷ lệ tử vong cao hơn so với chỉ tổn thương 1 nhánh. Vậy, chỉ nên can thiệp động mạch thủ phạm hay là can thiêp ngay luôn những tổn thương không thủ phạm? Vấn đề vẫn còn nhiều bàn cãi!

ncsulprit

Xem tiếp tại đây

 

Hội chứng tim – thận trong nhiễm khuẩn: một tổng quan mô tả (p.1)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

1. Tổng quan

1.1 Giới thiệu

Nhiễm khuẩn (sepsis) vẫn là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hàng đầu. Trong một báo cáo từ năm 2008, nhiễm khuẩn là nguyên nhân của 1,141,000 trường hợp nhập viện. Hiện nay, mặc dù có những tiến bộ trong chăm sóc y tế, nhưng tử vong do sốc nhễm khuẩn vẫn chiếm >40% trường hợp lâm sàng. Suy chức năng đa cơ quan được quan sát ở 45% bệnh nhân với sự hiện diện của nhiễm khuẩn/sốc nhiễm khuẩn và điều này làm tồi tệ hơn kết cục ngắn hạn và suy chức năng cơ quan lâu dài. Nhiễm khuẩn thường gây suy chức năng và tổn thương tim mạch và thận riêng rẻhoặc phối hợp cả hai. Tuy nhiên, có những dữ liệu giới han về hội chứng tim – thận (CRS: cardiorenal syndrome) ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.

timthan3

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 11 Tháng 1 2018 15:39

Theo dõi trong phẫu thuật nội soi (Phần 2)

  • PDF.

Bs CK2 Lê Tấn Tịnh - Khoa GMPT

 1.2. Theo dõi về tim mạch

Mục đích theo dõi tim mạch là để đánh giá chính xác hệ thống tim mạch. Huyết áp động mạch và nhịp tim cần được đo và ghi lại ít nhất 5 phút một lần. Điện tim của bệnh nhân cần theo dõi liên tục trong cuộc gây mê. Tình trạng tuần hoàn cũng cần được đánh giá ít nhất một lần sau mỗi lần đo như sờ mạch chi, nghe tiếng tim (ống nghe thực quản, ống nghe trước tim, nếu có điều kiện cần có siêu âm thực quản), theo dõi áp lực động mạch liên tục ở những bệnh nhân có chỉ định và phối hợp với theo dõi SpO2.

gm1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 1 2018 06:09

Sức khỏe tuổi mãn kinh

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Phụ Sản

Mãn kinh là thời điểm đánh dấu cho việc kết thúc khả năng có thai và sinh con ở người phụ nữ, biểu hiện bằng việc ngưng kinh liên tiếp trong vòng 12 tháng do dừng hoạt động nội tiết của buồng trứng. Mãn kinh có thể bắt đầu sau tuổi 40 đến 50 tuổi. Đối với phụ nữ Việt Nam, độ tuổi mãn kinh trung bình từ 48- 50 tuổi. Thời gian mãn kinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội thấp, suy dinh dưỡng, hút thuốc lá làm mãn kinh sớm hơn 2-3 năm, trong khi đó chỉ số khối cơ thể cao (BMI) hoặc sinh nhiều con sẽ làm mãn kinh chậm hơn.

mk1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 1 2018 06:11

Một số cách đưa thuốc theo đường tiêm

  • PDF.

Ds Lê Thị Diệu Hiền

Thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch có ưu điểm nổi bật là sinh khả dụng bảo đảm (100%), tác dụng nhanh(gần như tức thì) rất cần cho các trường hợp cấp cứu.Đường tĩnh mạch là đường được lựa chọn nếu thuốc tiêm cần đưa liều lớn vì lúc này có thể truyền thuốc vào mạch (có thể đưa vào tĩnh mạch người lớn tới 3 lít dung dịch mỗi ngày).Nhược điểm của đường đưa thuốc này là phức tạp, dễ gây tai biến như viêm tắc tĩnh mạch(với các dung dịch ưu trương).Tai biến thường gặp là tụt huyết áp(thường do tiêm quá nhanh),tràn dịch ra ngoài mạch(nguy hiểm với các thuốc có thể gây hoại tử mô),nhiễm khuẩn huyết,tụ máu chỗ tiêm.

tiemthuoc

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Tập san Y học