• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Xét nghiệm sàng lọc phát hiện viêm gan do vi rút

  • PDF.

Bs Trương Thị Kiều Loan -

1.Sàng lọc viêm gan A (HAV)

Việc xét nghiệm sàng lọc để phát hiện vi rút viêm gan A (HAV) được thực hiện bằng hai loại kỹ thuật phổ biến là định lượng transaminase trong máu và xét nghiệm miễn dịch vi rút viêm gan A. Đối với xét nghiệm miễn dịch phát hiện vi rút viêm gan A có 4 loại khác nhau. Hai loại ít thực hiện hoặc không thực hiện rộng rãi gồm: HAV ARN theo kỹ thuật sinh học phân tử. HA - Ag theo kỹ thuật tìm kháng nguyên vi rút viêm gan A trong phân.

Hai loại xét nghiệm thông dụng gồm:

  • Anti - HAV IgM theo kỹ thuật phát hiện tìm kháng thể loại IgM kháng HAV, đây là bằng chứng tốt nhất chứng tỏ đang bị viêm gan vi rút A cấp tính.
  • Anti - HAV toàn phần theo kỹ thuật phát hiện kháng thể toàn phần kháng HAV, nếu xét nghiệm này dương tính chứng tỏ là đã bị nhiễm bệnh nhưng không chứng tỏ đang bị cấp tính; ngoài ra có có ý nghĩa xác định cơ thể đã có miễn dịch đối với HAV.

Nói chung khi nghi ngờ người bị viêm gan do nhiễm vi rút viêm gan A qua đường tiêu hóa, cần thực hiện hai xét nghiệm máu là transaminase và anti - HAV IgM.

2. Sàng lọc viêm gan B (HBV)

viemgab

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 2 2020 18:30

Suy giáp và thai kỳ

  • PDF.

Ths Bs Phan Thị Thành Tâm -

Ở những nước phát triển, suy giáp thường gây ra do một căn bệnh tự miễn tại tuyến giáp gọi là bệnh Hashimoto (nhược giáp). Ở những quốc gia đang phát triển, suy giáp lại thường do nguyên nhân thiếu iod.

tuyengia

Hình 1: Tuyến giáp ở phụ nữ

Đối với phụ nữ có thai, nếu chứng suy giáp không được điều trị hoặc điều trị bằng phương pháp không thích hợp, nguy cơ xảy ra một số biến chứng có thể gia tăng bao gồm:

  •  Hạn chế sự phát triển của thai nhi
  •  Trẻ nhẹ cân khi sinh
  • Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Ở một số khu vực đang phát triển trên thế giới, trẻ sơ sinh thường được theo dõi sàng lọc để phát hiện chứng suy giáp bẩm sinh. Nếu trẻ được chẩn đoán và điều trị trong vòng một vài tuần sau sinh, trẻ vẫn có thể phát triển và có trí tuệ bình thường.

Thuốc Levothyroxin ( LT4) là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai. Liều thuốc được điều chỉnh cho từng đối tượng để đưa nồng độ TSH trong máu trở lại mức bình thường. Liều lượng cần được điều chỉnh theo từng tháng để giữ nồng độ TSH ổn định. Các bác sỹ thường kiểm tra nồng độ hormon TSH trong mỗi tam cá nguyệt của thai kỳ.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 2 2020 18:00

Phục hồi chức năng thoái hoá cột sống cổ

  • PDF.

KTV Nguyễn Tấn Mẫn -

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

thoaihoacs1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 2 2020 17:44

Bệnh đái tháo nhạt (p.2)

  • PDF.

Bs CK2 Lê Tự Định -

2.8. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO NHẠT

2.8.1. Các thuốc điều trị đái tháo nhạt

Gồm các thuốc có cấu trúc giống ADH để chích, xịt mũi và các loại thuốc uống.

2.8.1.1. Các loại thuốc uống có cấu trúc giống AVP

Demopressine (DDAVP)

  • Biệt dược: Minirin
  • Trình bày: Thuốc được trình bày dưới 3 dạng: dạng xịt mũi (lọ chứa 2,5ml); dạng uống (viên 0,1mg); Dạng chích (ống 4µg/ml). Bảo quản ở nhiệt độ +2 đến +8oC.
  • Chỉ đinh: Đây là thuốc được chọn lựa đầu tiên trong điều trị bệnh đái tháo nhạt trung ương. Riêng dạng chích chỉ định cho bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương nhưng bệnh nhân không thể dùng dạng xịt do khó chịu hoặc đái tháo nhạt sau phẩu thuật thần kinh hoặc sau chấn thương.

dtnhat1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 19 Tháng 1 2020 09:42

Bệnh đái tháo nhạt (p.1)

  • PDF.

Bs CK2 Lê Tự Định -

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng và sự quan tâm của cộng đồng đến căn bệnh này cũng nhiều hơn do biến chứng nặng nề của bệnh. Tuy nhiên, song song với đái tháo đường, đái tháo nhạt (ĐTN) cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Đái tháo nhạt thường ít gặp, tần suất ở Mỹ là 1/25.000 dân. Nam và nữ mắc bệnh tương đương nhau.

Bệnh đái tháo nhạt là một bệnh liên quan đến rối loạn cân bằng nước do đào thải qua thận nước không thẩm thấu. Bệnh thường do khiếm khuyết tiết hormone chống lợi niệu arginine vasopressin (AVP) từ thùy sau tuyến yên (đái tháo nhạt trung ương), hoặc do thận không đáp ứng với AVP (đái tháo nhạt do thận).

Đái tháo nhạt gây mất nước trầm trọng, tăng natri máu, sốt, trụy mạch. Đái tháo nhạt nặng hiếm khi gây nguy hiểm ở người trưởng thành, tuy vậy tử vong có thể xảy ra ở trẻ em, bệnh nhân lớn tuổi hoặc có nhiều biến chứng, bệnh đồng mắc.

Là một căn bệnh nội tiết chuyển hóa nguy hiểm không kém bệnh đái tháo đường nhưng đái tháo nhạt hiện tại vẫn chưa được mọi người chú ý nhiều, do đó qua chuyên đề này, chúng tôi xin sơ lược lại nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, theo dõi căn bệnh đái tháo nhạt.

dtnhat1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 16:23

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV