• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Nhiễm trùng thận

  • PDF.

Bs Trương Thị Kiều Loan – Khoa Vi Sinh

Nhiễm trùng thận là gì?

Nhiễm trùng thận thường xảy ra do nhiễm trùng trong đường tiết niệu của bạn lan sang một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận có thể đột ngột hoặc mãn tính. Bệnh nhân thường đau đớn và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Thuật ngữ y tế cho nhiễm trùng thận là viêm bể thận.

Triệu chứng

Các triệu chứng nhiễm trùng thận thường xuất hiện hai ngày sau khi nhiễm trùng. Các triệu chứng của bạn có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • đau bụng, lưng hoặc bên hông
  • buồn nôn hoặc nôn mửa
  • đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác bạn phải đi tiểu
  • nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • mủ hoặc máu trong nước tiểu của bạn
  • nước tiểu có mùi hôi hoặc đục
  • ớn lạnh
  • sốt

Trẻ em dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng thận có thể chỉ bị sốt cao. Những người trên 65 tuổi chỉ có thể có vấn đề như rối loạn tâm thần và nói lộn xộn.

nhiemthan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 5 2019 18:10

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh đầu nước áp lực bình thường

  • PDF.

Bs Nguyễn Trung Hiếu - Khoa Ngoại TK-CS

Đầu nước áp lực bình thường là loại đầu nước thông, đặc trưng với tam chứng: rối loạn dáng đi, tiểu không tự chủ, và sa sút trí tuệ và có hình ảnh học dãn hệ thống não thất trên dưới lều. Gọi là đầu nước áp lực bình thường vì tại một thời điểm đo áp lực nội sọ hoặc áp lực mở khi chọc dò thắt lưng sẽ có áp lực trung bình trong giới hạn bình thường.

Hướng dẫn chẩn đoán:

I. “Rất có khả năng” bệnh đầu nước áp lực bình thường

Bệnh sử:

  • Diễn tiến bệnh âm thầm.
  • Tuổi>40.
  • Thời gian bệnh kéo dài>=3-6 tháng.
  • Không có tiền căn chấn thương sọ não, xuất huyết trong não, viêm màng não hay các nguyên nhân khác gây bệnh đầu nước thứ phát.
  • Diễn tiến bệnh nhày càng nặng dần.
  • Không có bệnh lý thần king, tâm thần hay bệnh nội khoa khác có thể giải thích cho các biểu hiện lâm sàng.

idrocefalo

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 09 Tháng 5 2019 17:54

Tiếp cận bệnh nhân đau ngực

  • PDF.

BS Trịnh Minh Thiện - Khoa Cấp cứu

Đau ngực là một trong những triệu chứng khá thường gặp tại cấp cứu. Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân rất nguy hiểm cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Ví dụ như đau thắt ngực do nguyên nhân tim mạch đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

Do vậy, trước một bệnh nhân đau ngực việc tìm hiểu nguyên nhân là rất quan trọng và để có thể làm tốt việc đó bác sĩ cần hỏi rõ tiền sử, bệnh sử, cũng như khám lâm sàng kỹ lưỡng.

Các nguyên nhân gây đau ngực thường gặp:

Đau thắt ngực do nguyên nhân bệnh động mạch vành (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định). Đây là một trong những nguyên nhân đau ngực hay gặp và cần có thái độ kịp thời. Bệnh thường xảy ra ở những người có tuổi (ngày nay cũng không ít những người trẻ tuổi bị bệnh động mạch vành), có nhiều yếu tố nguy cơ của tim mạch như tăng huyết áp, hút thuốc, tiểu đường, rối loạn lipid máu…

daunguc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 5 2019 20:13

Vi phẫu thuật u tuyến yên bằng đường qua xoang bướm

  • PDF.

Khoa Ngoại TK-CS

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên lần đầu tiên được thực hiện bởi Horsley năm 1889 mổ qua trán, năm 1907 Scholoffer mổ qua mũi. Năm 1959 Guiot và Thibaut mổ qua xoang bướm và năm 1969 Hardy đã sử dụng kính hiển vi phẫu và đã trở thành phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh lý này. Năm 1960 u tuyến Yên lần đầu tiên được phẫu thuật tại Việt Nam bởi Nguyễn Thường Xuân bằng đường mở nắp sọ. Ngày nay, phương pháp này là phương pháp phẫu thuật chủ yếu trong cắt bỏ khối u tuyến yên tại các nước phát triển. Khi triển khai thực hiện phẫu thuậtvi phẫu cắt bỏ khối u tuyến yên, chúng ta phải được đào tạo về kỹ năng vi phẫu,trang thiết bị và đưa ra chỉ định phù hợp. Để đạt kết quả tốt nhất, chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ quy trình vi phẫu thuật cắt u tuyến yên.

tuyenyen1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 03 Tháng 5 2019 19:19

Điều trị argon plasma coagulation ở bệnh nhân giãn mạch máu hang vị dạ dày (gastric antral vascular ectasisa)

  • PDF.

BS Lê Thị Bảo Ngọc - Khoa Nội Tiêu hóa

TỔNG QUAN     

Giãn mạch máu vùng hang vị dạ dày (GAVE: gastric antral vascular ectasia) hay còn được gọi là bệnh lý dạ dày dưa hấu (Watermelon gastric) là một bệnh lý hiếm gặp, nhưng là nguyên nhân quan trọng gây ra các trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng khó kiểm soát. Hiện GAVE chịu trách nhiệm cho khoảng 4% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên không do giãn tĩnh mạch thực quản. Căn bệnh này được Ryder và cộng sự mô tả lần đầu năm 1953, đến năm 1978 mới được nghiên cứu sâu hơn, tuy nhiên đến này, GAVE vẫn chưa được hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh một cách đầy đủ.

Phương pháp đốt đông bằng Argon plasma (APC) là một phương pháp mới trong nội soi can thiệp chảy máu đường tiêu hóa, được ứng dụng trong các trường hợp giãn mạch máu, đặc biệt là GAVE và bệnh lý giãn mao mạch trực tràng sau xạ trị, cho kết quả hiệu quả và an toàn.

gave

Hình ảnh GAVE: thương tổn dọc theo hang vị (dạ dày hình dưa hấu) và các thương tổn lan tỏa (dạ dày hình tổ ong)


Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 5 2019 21:34

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV