• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Xoắn tinh hoàn

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Vũ Phát - Khoa Ngoại TH

Xoắn tinh hoàn là xoắn các cấu trúc của thừng tinh ngăn cản luồng máu đến tinh hoàn và mào tinh làm cho tinh hoàn hoại tử.

Xoắn tinh hoàn là một tối cấp cứu ngoại khoa nếu xử trí muộn phải cắt tinh hoàn.Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

I. Giải phẫu học và cơ chế bệnh sinh :

Cơ chế gây xoắn chưa được hiểu biết thật rõ ràng nhưng 1 số cho rằng là do co kéo cơ nâng tinh hoàn, cơ Dartos và tăng testosteron có thể liên quan. Tinh hoàn có thể bị xoắn từ 360-7200. Mức độ và thời gian xoắn quyết định thương tổn tinh hoàn. Xoắn nhẹ sẽ làm tắc tĩnh mạch dẫn đến phù nề tinh hoàn gây đau. Xoắn nặng hơn và kéo dài làm nghẽn tĩnh mạch sau đó là động mạch dẫn đến hoại huyết tinh hoàn. Rất ít tinh hoàn còn hồi phục sau 24h và có những trường hợp tinh hoàn hoại tử ngay sau khi triệu chứng khởi đầu xuất hiện 2 giờ.

xoangtinhoan1

 xoangtinhoan2

xoangtinhoan3

II. Lâm sàng:

1.Triệu chứng cơ năng:

- Đau vùng bìu là triệu chứng đầu tiên của xoắn tinh hoàn xuất hiện đột ngột và tăng dần. Đau có thể dữ dội làm cho bệnh nhân nhăn nhó không dám cử động. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có tiền sử đau vùng bìu thoáng qua có lẽ là do các đợt xoắn nhanh tự hết.

- Một số ít bệnh nhân có thể khởi đầu từ hố chậu thay vì từ bìu

- Nôn ,sốt nhẹ

2.Triệu chứng thực thể:

- Bìu căng lên sưng to phù nề ở tinh hoàn và dọc theo thừng tinh.

- Tinh hoàn to chắc nằm ở cao ấn đau.

* Chú ý : khoảng 10% bệnh nhân không đau và màu sắc của da bìu không thay đổi. Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ngay sau khi đẻ không có triệu chứng và dễ bỏ qua vì dấu hiệu bìu to và đỏ được cho la do bị sang chấn sau khi đẻ.

III. Chẩn đoán:

1. Chẩn đoán xác định:

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, 2 xét nghiệm rất có ích cho chẩn đoán là siêu âm doppler và chụp đồng vị phóng xạ bằng Tc 99m

Trong điều kiện BV Quảng Nam hiện nay chủ yếu dựa vào lâm sàng và siêu âm doppler màu. Siêu âm doppler màu có độ nhạy 89% và độ đặc hiệu là 100%.

xoangtinhoan4

SA doppler màu xoắn tinh hoàn (T)

xoangtinhoan5

Lâm sàng xoắn tinh hoàn

2. Chẩn đoán phân biệt:

a. Viêm mào tinh hoàn:

  • Không xuất hiện trước tuổi dậy thì và ít gặp ở tuổi vị thành niên. Trong viêm mào tinh hoàn đau xuất hiện từ từ và kèm theo sốt và các triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
  • Khám tinh hoàn thấy tinh hoàn không đau

b. Viêm tinh hoàn:

  • Ít gặp ở trẻ em
  • Thường do virus quai bị
  • ấn dọc thừng tinh không đau

c. Xoắn phần phụ tinh hoàn:

IV. Điều trị:

Cần phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt sau khi gây mê cần khám lại để loại trừ thoát vị bẹn nghẹt hoặc u tinh hoàn (những trường hợp này đường nếp lằn bụng)

Rạch da theo đường dọc bìu bộc lộ tinh hoàn ra ngoài và tháo xoắn. Đánh giá tình trạng tinh hoàn dựa vào màu sắc và khả năng chảy máu qua đường rạch bao tinh mạc khi nghi ngờ nên đắp gạc ấm chờ đợi 20 phút nếu tinh hoàn hồng lại có thể giữ tinh hoàn

Khâu cố định tinh hoàn bằng chỉ không tiêu ở các vị trí trước sau và 2 bên

Tinh hoàn hoại tử hoặc không có khả năng hồi phục phải cắt bỏ tinh hoàn vì giữ lại sẽ làm tinh hoàn bên đối diện không sản xuất được tinh trùng cơ ché được cho là tự miễn vì tinh hoàn giữ lại sẽ trở thành dị nguyên cũng chính vì lý do này có tác giả cắt bỏ tinh hoàn sau bệnh khởi phát 12 giờ để tránh khả năng vô sinh thứ phát do cơ chế tự miễn.

Nhiều tác giả cố định tinh hoàn đối diện để tránh xoắn, tuy nhiên 1 số báo cáo gần đây cho rằng không cần thiết.

xoangtinhoan6

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 21 Tháng 4 2014 09:36

You are here Tin tức Y học thường thức Xoắn tinh hoàn