KTV Nguyễn Tấn Mẫn - Khoa PHCN
I. Định nghĩa:
Trật khớp vai là tình trạng chấn thương làm lệch chỏm đầu xương cánh tay ra khỏi vị trí ban đầu của khớp chỏm đầu xương cánh tay – mỏm cùng vai, làm biến dạng khớp.
II. Nguyên nhân:
Hình 1
- Trực tiếp: chấn thương trực tiếp vào phần sau mỏm vai.
- Gián tiếp: thường gặp là ngã chống tay hoặc khuỷu xuống đất.
III. Triệu chứng:
Hình 2
1. Nhìn phía mặt
- Mỏm vai tụt xuống vuông góc vì chỏm xương trật khớp không đè cơ delta nữa, mỏm cùng vai nhô lên gọi là dấu hiệu gù vai.
- Cánh tay dạng với thân 30-40 độ.
2. Nhìn nghiêng
- Chỏm xương cánh tay gồ ra phía trước.
- Rãnh cơ delta và cơ ngực lớn bị đầy.
3. Sờ nắn
- Đi sâu vào vùng nách, dưới mỏm cùng vai, thấy hõm khớp rỗng.
- Dưới mỏ quạ sờ được chỏm xương cánh tay.
IV. Tiến triển:
- Nếu điều trị kịp thời thì tiến triển tốt, ít có các biến chứng kèm theo.
- Nếu điều trị không kịp thời thì kèm theo một số biến chứng như cứng khớp vai, trật khớp vai tái điểm, hạn chế tầm vận động của khớp.
V. Xử trí:
Có nhiều phương pháp điều trị trật khớp vai, phương pháp được áp dụng nhiều nhất là phương pháp Hippocrat.
- Trừ đau: gây mê nhẹ hay gây tê bằng novocain vào hõm khớp.
- Nắn: người bệnh nằm ngửa dưới đất. Người nắn ngồi nắm lấy tay bệnh nhân để hơi dạng ra để kéo đi và duỗi thẳng chân, cho gót chân vào nách làm sức kéo lại. Kéo một lúc khoảng 5 phút, bỏ gót chân ra và đưa cánh tay vào trong, nếu nghe thấy tiếng cục là chõm đã trở vào hõm khớp.
VI. Phuc hồi chức năng:
1.Muc đích
- Làm giảm sự kéo giãn dây chằng bao khớp do trọng lượng cánh tay ở vị thế ngồi đứng.
- Phục hồi sức mạnh cơ và dây chằng để cố định khớp.
- Giảm sưng đau.
- Chống kết dính tại khớp.
- Phục hồi chức năng tầm vận động khớp vai.
- Phục hồi chức năng sinh hoạt.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
- Tư thế trị liệu: sau khi nắn khớp xong để tay ở tư thế chức năng, dùng băng để treo tay lên để làm giảm trọng lượng chi.
- Nhiệt trị liệu: trong giai đoạn cấp dùng nhiệt lạnh, trong giai đoạn mạn dùng nhiệt nóng: tia hồng ngoại, chườm nóng, parafin…
- Vận động trị liệu:
+ 3 – 4 ngày đầu sau nắn chỉnh thực hiện co cơ tĩnh các nhóm cơ khớp vai và đai vai
+ Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh, sau đó thực hiện tập vận động có kháng trở nhưng nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.
+ Từ tuần thứ 2 trở đi tập vận động có trợ giúp của KTV VLTL để gia tăng tầm vận động khớp vai, nhưng hạn chế vận động chủ động mạnh.
- Điện trị liệu: điện xung, điện phân, giao thoa…
- Thủy trị liệu: bơi lội trong bể bơi, bồn xoáy và các phương thức thủy trị liệu phù hợp khác.
- Hoạt động trị liệu bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai.
Tài liệu tham khảo:
- Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành phục hồi chức năng
- 24/04/2017 15:57 - Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2017: Hãy c…
- 24/04/2017 15:46 - Vitamin - sử dụng và nguy cơ
- 24/04/2017 15:05 - Kỹ thuật cắt bột sửa trục
- 21/04/2017 08:36 - Những kỹ năng cần dạy trẻ trước nạn xâm hại tình d…
- 13/04/2017 19:54 - Tự tử bằng thuốc bảo vệ thực vật: nguyên nhân, thự…
- 07/04/2017 06:09 - Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu nhân đạo 07/04
- 02/04/2017 09:20 - Những điều cần làm ngay khi tiếp nhận nạn nhân đuố…
- 29/03/2017 10:30 - Chấn thương sọ não và huyết áp – một sự chuyển đổi…
- 26/03/2017 14:14 - Bệnh viêm gan B
- 13/03/2017 08:58 - Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ trên bệnh nhân suy …