• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kỹ thuật cắt bột sửa trục

  • PDF.

ĐD CK1 Dương Thanh Kỳ - Khoa Ngoại CT

Cắt bột sửa trục được áp dụng trong các trường hợp mà sau khi nắn xương băng bột, xương còn bị gập góc nhiều hơn 150.

Cách làm: có 2 cách cắt.

1. Cắt mở.

2. Cắt khép.

Tùy theo độ gập góc mà ta cắt những đường cắt bột luôn phải thẳng góc với 2 trục của 2 khúc xương.

botky

Hình minh họa

A. CẮT KHÉP: Bệnh nhân được nằm ngửa trên bàn nắn xương

a. Dụng cụ:

- Cưa bột.

- Dao móc.

- Miếng chêm bằng cây hoặc gỗ.

- Bông mỡ.

- Viết chì sáp.

- Thước kẻ.

- Bột 2 cuộn loại 10cm.

- Xô nước ngâm bột.

b. Thực hành:

Dùng thước và viết chì sáp vẽ 3 đường thẳng trên bột xuyên qua điểm gãy:

  • Cạnh trong.
  • Cạnh ngoài.
  • Ở giữa.

Để khi cắt bột bẻ xương tránh bị xoay.

- Xác định đúng điểm gãy vẽ một vòng tròn quanh bột.

- Cắt một múi cam ở ngay đỉnh của xương gập góc. (Đôi khi nơi xẻ bột ở thấp hơn ổ gãy khi gãy ở 1/3 trên).

- Dùng cưa cắt vòng tròn theo đường vẽ chừa lại 2 mí bột ở đầu múi cam khoảng 2cm

- Giữ bột không cho xoay và  bẻ về hướng đỉnh của góc, múi cam vừa cắt . Dùng miếng bột múi cam hoặc miếng nêm bằng cây chêm ở bên góc mở.

- Dùng bông mỡ độn đều ở 2 mí bột để khỏi cấn.

- Dùng cuộn bột 10cm quấn ở ngoài để 2 đầu bột được nối lại. Trong lúc quấn bột chú ý 3 điểm đường vẽ viết chì sáp phải thẳng với nhau để tránh xương di lệch xoay.

- X quang kiểm tra sau nắn bẻ bột.

B. CẮT MỞ:

a. Dụng cụ:

- Cưa bột.

- Dao móc.

- Miếng chêm bằng cây hoặc gỗ.

- Bông mỡ.

- Viết chì sáp.

- Thước kẻ.

- Bột 2 cuộn loại 10cm.

- Xô nước ngâm bột.

b. Thực hành:

- Xác định điểm gãy, vẽ 3 đường thẳng và đường vòng tròn như cắt khép.

- Dùng lưỡi cưa cắt ¾ vòng tròn của bột ở bên phía góc mở.

- Người nắn dùng lòng bàn tay đặt vào ngay đỉnh của điểm gãy để chịu lực lại, tay kia nắm đoạn dưới của chi bẻ về hướng của đỉnh, bên mở góc sẽ mở ra đường hở của 2 mí bột.

- Dùng bông mỡ lót đều vào 2 mí bột vừa mở ra rồi đặt miếng cây chêm vào 2 mí bột.

- Dùng cuộn bột 10cm quấn quanh điểm cắt để giữ 2 đầu bột được nối lại. Luôn nhớ 3 điểm đường viết chì sáp phải bằng mí nhau để tránh di lệch xoay.

- X quang kiểm tra sau nắn bẻ bột.

Biến chứng:

Trong cắt bột sửa trục thường có những biến chứng xảy ra sau đó vì vậy phải theo dõi thật kỹ vì:

- Đau, căng 2 đầu khớp.

- Cấn bột hoặc cây chêm ở điểm bẻ bột.

- Bột bên mở có thể dài hơn khoảng 3 – 4cm.

- Không cho bệnh nhân chống chân vừa bẻ bột xuống đất để đi vì sẽ gãy bột và có thể ảnh hưởng thêm chèn ép ở 2 đầu khớp.

- Dặn dò bệnh nhân thật kỹ, tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều trị quyết định thời gian thay lại bột khác.

- Ghi trên bột ngày tháng năm cắt múi cam và tên người thực hiện.

Những ưu – khuyết điểm của 2 cách cắt:

a. Cắt khép:

- Ưu điểm: ít cấn bột.

- Khuyết điểm: xương dễ di lệch xoay.

b. Cắt mở:

- Ưu điểm: ít di lệch xoay.

- Khuyết điểm: cấn bột nhiều có thể gây loét da ở điểm tì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thực hành kỹ thuật bột, Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 4 2017 15:36

You are here Tin tức Y học thường thức Kỹ thuật cắt bột sửa trục