Bs Phan Văn Trương - Bs Lê Đắc Cử
Giới thiệu
Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ngày càng tăng và rất phổ biến ở cộng đồng châu Á. Người lớn bệnh tiểu đường phổ biến trên toàn thế giới chiếm 4,0% vào năm 1995 và dự kiến sẽ tăng lên 5,4% vào năm 2025. Theo tổ chức Y tế Thế giới, 365 triệu người sẽ có bệnh đái tháo đường vào năm 2030. Trong năm 2000; 5,2 triệu người ở Pakistan có bệnh đái tháo đường và ước tính con số này sẽ tăng đến 13,9 triệu vào năm 2030, tỷ lệ tương tự đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước đó. Một mối liên hệ giữa bệnh nha chu và bệnh đái tháo đường đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Một phân tích đã cho thấy rằng bệnh nhân đái tháo đường có bệnh nha chu trầm trọng nhiều hơn về chỉ số mảng bám, chỉ số nướu (GI) và mất bám dính lâm sàng.
Người ta cho rằng bệnh đái tháo đường type 2 khó kiểm soát có liên quan phổ biến với bệnh nha chu trầm trọng. Ở Hoa Kỳ, người lớn có bệnh đái tháo đường khó kiểm soát đã có tỷ lệ bệnh nha chu cao hơn so với nguời không bị bệnh đái tháo đường, ý nghĩa này rõ ràng hơn với những người có bệnh đái tháo đường được kiểm soát. Nghiên cứu thực hiện trên dân số với vệ sinh răng miệng tốt đã không cho thấy sự khác biệt đáng kể trong lâm sàng về mức độ bám dính và chiều cao xương ổ răng. Mặt khác, nghiên cứu các quần thể với người nghèo vệ sinh răng miệng kém đã cho thấy sự tác động của bệnh đái tháo đường với sâu răng, với một số nghiên cứu cho thấy có vết thủng phổ biến của sâu răng ở những người bệnh đái tháo đường.
Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra bệnh đái tháo đường với giả thuyết là có tác động tiêu cực trên sức khỏe răng miệng trong một dân số với tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Sức khỏe răng miệng của bệnh nhân đái tháo đường so với bệnh nhân không đái tháo đường trong cùng dân số tương tự.
Vật liệu và phương pháp
Dân số nghiên cứu đã được lựa chọn ngẫu nhiên từ thuộc địa của Karachi và Pakistan, trong nghiên cứu đã chọn ra 80 bệnh nhân bị nha chu có bệnh đái tháo đường và 80 bệnh nhân bị nha chu đơn thuần, được thực hiện bởi các điều trị viên khám kỹ lâm sàng và chụp x-quang.
Sau đó chia ra làm 2 nhóm với dân số tương tự nhau:
- Nhóm đái tháo đường và không đái tháo đường có hướng dẫn vệ sinh răng miệng tích cực
- Nhóm tương tự nhưng hướng dẫn vệ sinh răng miệng kém (ít chải răng hoặc chải cẩu thả)
Kết quả cho thấy
Tình trạng bệnh nha chu ở những người bị bệnh đái tháo đường thường nặng hơn ở những người không bị bệnh, người bị bệnh đái tháo đường tình trạng mảng bám nhiều hơn có lẽ do lượng đường thường xuyên tích tụ tại chỗ kết hợp với các yếu tố khác có ở răng miệng và các chỉ số khác: GI, mất bám dính lâm sàng đều tăng, mặc dù ở 2 nhóm này (có đái tháo đường và không có đái tháo đường) cũng được giữ vệ sinh răng miệng tốt tích cực.
Cũng trong nghiên cứu này cho thấy: những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường mà vệ sinh răng miệng kém thường làm cho tình trạng bệnh nha chu nặng nề hơn so với người không bị bệnh đái tháo đường.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
Kết luận
Các bệnh nhân bị đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều mảng bám răng hơn đối với người không bị bệnh đái tháo đường. Mặc dù thực tế, việc phổ biến sử dụng bàn chải răng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng tương tự như nhau cho 2 nhóm, khả năng có thể là mức tăng glucoze trong nước bọt gia nhập làm tăng mảng bám răng nhiều hơn, cũng vì thế mà những người vệ sinh răng miệng kém có bệnh đái tháo đường.
Nguồn: Acta Odontologica Scandinavica, 2009, Page 129-133
- 04/01/2015 15:00 - Ngộ độc trái cây sơn tuế
- 04/12/2014 15:17 - Nỗi niềm người thầy thuốc Khoa Cấp Cứu
- 02/12/2014 13:36 - Dinh dưỡng điều trị trong bệnh suy thận mạn
- 02/12/2014 12:05 - Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12
- 28/11/2014 08:18 - 10 khuyến cáo phòng ngừa bệnh cúm
- 26/11/2014 14:29 - Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hô hấp
- 24/11/2014 14:11 - Bàn chân khoèo
- 24/11/2014 12:34 - Dao điện
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy
- 21/11/2014 18:22 - Phục hồi chức năng giãn tĩnh mạch chi dưới