Bs Trần Ngọc Toàn - Khoa Ngoại TH
Trong phẫu thuật, điều dáng lo ngại nhất với các phẫu thuật viên đó chính là chảy máu trong khi mổ. Tuy nhiên trong quá trình phẫu tích với một hệ thống mạch máu lớn nhỏ trong cơ thể thì điều này là khó tránh khỏi. Vì vậy mục tiêu đặt ra khi phẫu tích ngoài việc tránh động chạm tới các mạch máu lớn, các khu vực có hệ thống mạch máu phong phú phải cầm máu kĩ. Có nhiều phương pháp cầm máu từ kẹp mạch máu, khâu cột mạch …trong đó phải kể đến dao điện. Với sự ra đời của dao điện việc cầm máu trở nên dễ dàng hơn trong nhiều trường hợp, ví dụ như rách da diện rộng, khi vào ổ bụng…Hạn chế chảy máu còn làm phẫu trường sạch sẽ rõ ràng tạo thuận lợi cho phẫu thuật viên trong việc bóc tách các tổ chức. Tuy dao diện có công dụng như thế nhưng rất ít được để ý tới, cuộc đời luôn có 2 mặt có lợi và có hại. Bài viết chỉ tham vọng mang tới những khái niệm cơ bản về một dụng cụ thiết thực với những ai làm công việc liên quan tới phẫu thuật.
I,ĐẠI CƯƠNG
Dao điện là một dụng cụ áp dụng tác dụng nhiệt của dòng điện dựa theo hiện tượng sau đây: dòng điện với tần số cao trên 10.000 chu kỳ/giây không gây kích thích cơ và thần kinh, khi 2 điện cực rộng (>100cm2) có diện tích tương đương được sử dụng, dòng điện sẽ phân bố đều trong tổ chức và chỉ sản sinh ra nhiệt.
Mặt khác với một điện cực lớn và một điện cực nhỏ điện sẽ tập trung vào điện cực nhỏ và sản sinh ra nhiều nhiệt ở đó tạo nên sự hủy hoại tổ chức tế bào.
II,CÁC LOẠI DAO ĐIỆN
Có 3 loại dao điện:
- Dao điện cắt (electrocuting): rạch cắt các tổ chức
- Dao điện đông (electrocoagulation): lấy nước của tổ chức
- Điện bốc bay (fulguration): điện cực để cách tổ chức 1-10mm tiếp cận tổ chức qua tia lửa lấy nước của tổ chức nhiều hơn dao diện đông
III,TAI BIẾN
1. Quá nhiều nhiệt: các chỉ số của dao điện thay đổi khá nhiều nên khi sử dụng dao điện mới cần bắt đầu bằng những số thấp rồi tăng dần theo yêu cầu tránh nhiệt quá mạnh, nên đốt trong thời gian ngắn tránh nhiệt đi sâu vào cơ thể và hỏng dao điện
2. Rò điện –bỏng :
Khi sử dụng dòng cao tần, thường không tránh khỏi rò điện nhiều khi qua cả bộ phận cách điện của thiết bị có thể gây bỏng cả bệnh nhân và thầy thuốc theo lý thuyết thì dòng điện cao tần không gây sốc tuy nhiên một vài điểm bỏng có thể gây cảm giác như sốc
Đề phòng:
- kiểm tra kỹ găng tay
- các máy nội soi có thêm một dây an toàn giữa bệnh nhân và máy nó tạo nên một đường có điện trở nhỏ cho dòng điện rò dễ dàng chạy về máy mà không chạy theo con đường khó khăn (điện thế cao) là chạy vào người bệnh hay bác sỹ
- phải kiểm tra thường xuyên bản điện cực và các đầu dây
3.Nổ :
Có thể xảy ra đôi khi là do hơi trong ruột của người bệnh, đó là khí metan và hydro do các vi khuẩn ruột sản sinh hoặc các thuốc gây mê dễ cháy nổ, vì thế chuẩn bị ruột già thật tốt và các loại thuốc gây mê ít cháy nổ sẽ hạn chế nguy cơ này
4.Máy tạo nhịp tim
Khi có máy tạo nhịp thì có 2 nguy cơ xảy ra :
- Vô tâm thu do nhiễu bộ phận cảm ứng đồng bộ của máy tạo nhịp
- Rung thất: vì nguồn điện tăng lên do điện đi qua cơ thể người
- 02/12/2014 12:05 - Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12
- 28/11/2014 08:18 - 10 khuyến cáo phòng ngừa bệnh cúm
- 27/11/2014 11:59 - Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với tình trạ…
- 26/11/2014 14:29 - Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hô hấp
- 24/11/2014 14:11 - Bàn chân khoèo
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy
- 21/11/2014 18:22 - Phục hồi chức năng giãn tĩnh mạch chi dưới
- 18/11/2014 14:28 - Tìm hiểu về chỉnh nha
- 17/11/2014 19:56 - Thơ vui ngành Y
- 17/11/2014 19:35 - 10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doct…