I .Đại cương
Từ giãn tĩnh mạch thường dùng để chỉ giãn tĩnh mạch hiển trong và các tĩnh mạch nông ở cẳng chân. Bệnh hay gặp ở phụ nữ trên 30 – 40 tuổi .
Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sanh, người béo phì, người cao tuổi...
II . Triệu chứng lâm sàng
1.Triệu chứng cơ năng
Giãn tĩnh mạch có thể không có triệu chứng, nhưng trong phần lớn trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi và nặng trong cẳng chân.
2. Triệu chứng thực thể
Cẳng chân có những búi tĩnh mạch nông giãn nở không đều nỗi rõ dưới da
- Ở một giai đoạn tiến triển, nhiều khi da có những dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng
- Teo da; da ở phia trên mắt cá chân trở lên mỏng, nhẳn bóng khô, không còn lông .
- Viêm giản tĩnh mạch; các tiểu tĩnh mạch ở vùng mắt cá trong bị viêm ,giản to
- Da nhiễm sắc tố
- Phù ở vùng mắt cá, mới đầu phù mền ấn lõm, sau trở nên phù cứng, ấn không lõm rõ rẹt
Tĩnh mạch nông ở chân bị suy giãn có thể nhìn thấy được
3. Biến chứng
Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh, không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh sẽ nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Đi lại rất khó khăn, có thể không đi lại được.
- Vở tĩnh mạch dưới da
- Viêm tĩnh mạch: viêm thường khu trú tại chỗ giản tĩnh mạch
- Loét giãn tĩnh mạch: xảy ra do chấn thương nhẹ, do nhiễm trùng
Các giai đoạn biến chứng nặng dần của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Nguy hiểm nhất là có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi. Đây là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
4. Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm
Nếu bạn có các triệu chứng đau nhức ở chân như trên thì rất có thể bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, chân bị phù nề, ngứa ngáy, căng nặng, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
Nổi nhiều gân xanh khi bị suy tĩnh mạch nông, chân bị sưng phù, vết thương lâu lành
Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới là một phương pháp chẩn đoán an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không.
5. Nguyên tắc
- Băng ép chi dưới hoặc mang tất chun: nâng cao chân giường, nằm hai chân nâng cao.
- Khi có vết loét: tuyệt đối không bôi các kháng sinh có khả năng sinh eczema mà đắp gạc thấm dung dịch thuốc tím hoặc dùng kháng sinh toàn thân
- Liệu pháp gây xơ cứng tĩnh mạch: tiêm vào tĩnh mạch 1-5ml một dung dịch gây xơ cứng tĩnh mạch (glucoza ,glucerin ,natri moruat …)
6. Điều trị
- Điều trị vật lý trị liệu giãn tĩnh mạch :
- Điện xung
- Hồng ngoại
- Xoa bóp: làm giảm trạng thái xung huyết vùng gốc chi trước và ngọn chi sau
- Vận động trị liệu :vận động thụ động và nhất là vận động chủ động hai chi dưới ở thế nằm hay nữa nằm nữa ngồi, hoặc nếu có thể đứng thì phải băng chân người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tập luyện trong tư thế đứng, nhưng không đứng yên một chỗ .
- Vật lý trị liệu loét giãn tĩnh mạch: nhằm mục đich chống nhiễm khuẫn và giảm phù nề ở toàn chi để tránh xơ hóa và giúp vết loét lâu lành .
- Có nhiều phương pháp trị liệu
- Nằm với chân gác cao: cách điều trị này có kết quả tốt nhưng khó thực hiện vì người bệnh phải nằm một chỗ trong thời gian dài
- Chiếu xạ tử ngoại: tác dụng diệt khuẩn và kích thích toàn hoàn tại chỗ của tia tử ngoại có kết quả giúp vết loét lành da
- Xoa bóp kết hợp với vận động trị liệu và băng ép là phương pháp của bác sĩ Bisgard để thực hiện có kết quả tốt
- Người bệnh nằm với chân gác cao, kỹ thuật viên xoa bóp sâu toàn chi dưới để làm giảm phù nề, bắt đầu từ đùi tới cẳng chân, chú ý vùng lòng bàn chân, vùng gân gót chân và các vùng sau mắt cá. Chà sát mạnh và kỹ vùng vết loét, đi từ ngoài vào trong và phải di động bờ vết loét trên lớp mô nằm dưới .
- Thoa mỡ lên vết loét, phủ vải thưa và băng kín vết loét. Băng ép bằng băng thun để tạo sức ép đồng đều ở các phần dưới chân .
- Vận động tri liệu: Làm cử động các cổ chân với băng tại chỗ lúc đầu và sau đó không có băng . Tập đi và luyện dáng đi đúng. Người bệnh được hướng dẫn để tự xoa bóp tại nhà, tháo băng khi đi ngủ và băng lại mỗi khi thức dậy, nhưng cần được theo dõi thường xuyên
7. Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định khi không có chỉ định viêm da, viêm cạnh tĩnh mạch và viêm nghẽn tĩnh mạch. Thường sử dụng phẫu thuật cắt bỏ quai tĩnh mạch hiển trong và các nhánh, hoặc cắt bỏ các túi giãn tĩnh mạch
- 27/11/2014 11:59 - Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với tình trạ…
- 26/11/2014 14:29 - Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hô hấp
- 24/11/2014 14:11 - Bàn chân khoèo
- 24/11/2014 12:34 - Dao điện
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy
- 18/11/2014 14:28 - Tìm hiểu về chỉnh nha
- 17/11/2014 19:56 - Thơ vui ngành Y
- 17/11/2014 19:35 - 10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doct…
- 12/11/2014 17:11 - Các lực tác động lên xương
- 05/11/2014 17:29 - Nấm Cryptococcus Neoformans