KTV Trần Yến Duy - Khoa PHCN
1. GIỚI THIỆU:
Bàn chân khoèo (BCK) là một dị tật bẩm sinh phổ biến, tỉ lệ 1/1000 trẻ sinh.
Trẻ bị bàn chân khoèo sinh ra với 1 hay 2 bàn chân lật vào trong.
Bàn chân khoèo không gây đau và nếu được điều trị sớm có thể chỉnh sửa hầu như tất cả các trường hợp.
2. GIẢI PHẨU:
Gân là những sợi nối cơ vào xương. Nó giúp giử bàn chân ở vị trí đúng.
Ở bàn chân khoèo, gân bàn chân và cẳng chân ngắn hơn bình thường.
Nó kéo bàn chân lệch dẫn đến biến dạng xương.
Biến dạng này có thể phục hồi nếu điều trị sớm.
Bàn chân bình thường cổ chân gấp góc 900, lòng bàn chân hướng dưới.
Ở bàn chân khoèo bàn chân bị gấp xuống xoay vào trong như hình đầu gậy đánh gôn.
Bàn chân khoèo có thể nhẹ hoặc trầm trọng. 1 vài trường hợp bàn chân bị lật ngược.
Bàn chân khoèo có thể bị 2 bên (50%) hoặc 1 bên (50%).
Sau khi điều trị bắp chân và bàn chân bên khoèo có thể bị teo nhỏ hơn bên lành, nhưng vẫn vận động bình thường.
3. NGUYÊN NHÂN:
Chưa biết chính xác.
Đôi khi kết hợp với vài tật bẩm sinh khác.
Bàn chân khoèo không phải do tư thế trong bào thai.
1 vài ghi nhận:
- Nam/nữ: 2/1
- Tiền sử gia đình: nếu cha mẹ hoặc anh chị bị bàn chân khoèo thì nguy cơ trẻ bị BCK tăng
- Môi trường: BCK có liên quan với thai kì bị nhiễm trùng, mẹ nghiện hút và thuốc lá
4. CHẨN ĐOÁN:
- BCK được chẩn đoán bằng khám thực thể đơn giản.
- Đôi khi Bác sĩ cho chụp Xquang.
- BCK đôi khi thấy được khi siêu âm thai. Mặc dầu không thể điều trị trước sinh, nhưng chẩn đoán sớm có thể giúp cha mẹ chuẩn bị 1 kế hoạch điều trị.
5. BÀN CHÂN KHOÈO KHÔNG ĐIỀU TRỊ:
Bàn chân khoèo không gây đau hoặc vấn đề gì cho đến khi trẻ bắt đầu tập đi.
Nếu trẻ bị BCK không điều trị bàn chân bị lật gây khó khăn đi lại, hạn chế vận động, gây tàn tật suốt đời.
BCK không điều trị, bệnh nhân không thể mang giày.
Trẻ bị bàn chân khoèo đi bằng mặt ngoài hoặc mu bàn chân dẫn đến chai mu bàn chân, nhiễm trùng và đau dai dẵng.
May mắn, hầu hết các trường hợp BCK có thể điều trị dễ dàng.
6. LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ:
Điều trị bàn chân khoèo thường bắt đầu sớm.
Phương pháp PONSETI là lựa chọn phổ biến, thường bắt đầu từ tuần đầu sơ sinh.
Tốt nhất bắt đầu từ sơ sinh để được kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp PONSETI có thể dùng cho đến 20 tuổi.
Phương pháp PONSETI:
- Bàn chân bị tật được kéo nhẹ nhàng về vị trí đúng và được giữ ở vị trí này bằng nẹp bột từ ngón chân cho đến háng. Bột được giữ 4-7 ngày sau đó tháo ra. Chân bị tật được kéo dãn và nắn tiếp tục. Bó lại bột khác.
- Quá trình kéo dãn và bó bột thường được lập lại khoảng 5-8 lần.
- Hầu hết các trường hợp,khi gân và dây chằng được kéo dãn đủ cho phép xương bàn chân về đúng vị trí. Bó bột lần cuối được tiến hành.
- Hầu hết trước khi bó bột lần cuối, dây chằng gót chân được mổ nới (dây chằng gót chân là dây chằng giữa gót và cơ bắp chân). Mổ nới dây chằng được thực hiện dưới gây tê tại chổ.
- Khi bó bột lần cuối được tháo ra, dây chằng gót chân đã lành và dài ra. Tuy nhiên, dù có cắt dây chằng gót chân hay không, bó bột lần cuối phải kéo dài 2-3 tuần.
Phương pháp PHÁP: Kéo dãn-Băng dính-Nẹp là một cách điều trị khác.
- Với phương pháp này bàn chân bị tật được nắn hằng ngày để chỉnh dần về vị trí đúng.
- Băng dính và nẹp giúp giữ bàn chân ở vị trí đúng cho đến lần nắn ngày sau.
- Sau 1 vài tháng kéo nắn hàng ngày, lần điều trị giảm xuống 1 vài lần/tuần đến khi tư thế bàn chân đúng hoàn toàn.
- Nẹp và bài tập được dùng để phòng ngừa tái phát.
Hiếm khi gân và dây chằng của trẻ quá cứng và co rút. Chỉnh bằng phương pháp PONSETI và phương pháp không phẩu thuật khác không thành công, trẻ có thể được phẩu thuật.
7. PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT:
- BCK có khuynh hướng xoay ngược lại khi không được chăm sóc sau kéo dãn và bó bột.
- Để phòng ngừa bàn chân xoay về vị trí xấu cũ, trẻ phải đeo 1 nẹp vòng(brace).
- Ban đầu nẹp vòng phải đeo 23 giờ/ngày trong 3 tháng. Sau đó chỉ cần mang vào lúc nghỉ và ban đêm.
- Điều quan trọng là cha mẹ phải theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa BCK tái phát.
8.TÓM TẮT:
- Bàn chân khoèo là 1 dị tật phổ biến, có thể bị 1 hoặc 2 chân.
- BCK không điều trị gây khó khăn đi lại, nhiễm trùng và đau dai dẵng.
- Hầu hết các trường hợp BCK điều trị dễ dàng và không cần phẩu thuật.
- Phương pháp phổ biến là PONSETI.
- Điều trị sớm và dùng nẹp vòng phòng tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phục Hồi Chức Năng Nhi Khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
- Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
- 02/12/2014 13:36 - Dinh dưỡng điều trị trong bệnh suy thận mạn
- 02/12/2014 12:05 - Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12
- 28/11/2014 08:18 - 10 khuyến cáo phòng ngừa bệnh cúm
- 27/11/2014 11:59 - Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với tình trạ…
- 26/11/2014 14:29 - Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hô hấp
- 24/11/2014 12:34 - Dao điện
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy
- 21/11/2014 18:22 - Phục hồi chức năng giãn tĩnh mạch chi dưới
- 18/11/2014 14:28 - Tìm hiểu về chỉnh nha
- 17/11/2014 19:56 - Thơ vui ngành Y