Men beta-lactamase phổ rộng (ESBL: extended spectrum betalactamase large) được tìm thấy lần đầu tiên năm 1983 tại Đức, thường gặp trong các chủng vi khuẩn đường ruột đặc biệt là Klebsiella sp, E.coli… Khi các chủng vi khuẩn sinh ESBL thì đồng nghĩa với việc chúng kháng lại rất nhiều các kháng sinh trong họ betalactame, đặc biệt là nhóm cephaslosporin. Đây là gánh nặng thực sự trong điều trị nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm gây ra.
Tin tức – sự kiện
Tình hình nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam do các vi khuẩn sinh men ESBL
- Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 21:05
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4240
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 21:21
Một số hiểu biết về viêm xoang
- Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 12:52
- Biên tập viên
- Số truy cập: 5980
1. Xoang là gì
Xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Có rất nhiều xoang, bao gồm xoang trước: (xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước) và xoang sau (xoang sàng sau và xoang bướm).
Vai trò của các xoang: giảm nhẹ trọng lương hộp sọ và tạo nên tiếng vang đặc trưng cho tiếng nói.
Xoang được lót mặt trong bởi biểu mô đường hô hấp có các lông mao. Chức năng các lông mao là đẩy các chất dịch tiết trong xoang ra hốc mũi qua các lỗ thông mũi xoang.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 13:05
Ngân hàng máu sống trực tuyến (Online Blood Bank)
- Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 09:52
- Biên tập viên
- Số truy cập: 6222
Máu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị, nhất là các trường hợp chấn thương gây vỡ gan, vỡ lách, chấn thương sọ não ... hay các tai biến sản khoa như vỡ tử cung, đờ tử cung dẫn đến băng huyết sau sinh. Tất cả những trường hợp trên, cơ thể người bệnh bị mất đi một lượng máu đáng kể và chỉ định truyền máu cấp cứu là bắt buộc mới có cơ may cứu sống họ.
Những năm gần đây, được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện ở nhiều nơi đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Tại địa bàn tỉnh Quảng
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2012 15:15
Triển khai kỹ thuật PHACO lạnh điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
- Chủ nhật, 01 Tháng 7 2012 12:40
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4961
Ngày 31/5/2008 thực sự là một ngày vui của khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, ngày chính thức được chuyển giao công nghệ cao vào điều trị bệnh đục thủy tinh thể mà trước đây phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Đây là kỹ thuật thực hiện trên máy PHACO lạnh OERTLI của Thụy Sĩ, cho đường mổ siêu nhỏ (khoảng 1,4 mm - 1,8 mm - 2,8 mm), thời gian phẫu thuật ngắn 10 phút, hạn chế tối đa tổn thương nội mô giác mạc và cấu trúc nhãn cầu giúp thị lực sau mổ được cải thiện nhanh và tối ưu. Phương pháp Phaco lạnh có thể áp dụng cho mọi mức độ đục thủy tinh thể.
Đây là phương pháp phẫu thuật tiên tiến, độ an toàn cao, không đau và có thể xuất viện ngay trong ngày. Chi phí mỗi ca mổ từ 3.500.000đ đến 6.000.000đ.
Hiện nay, đục thủy tinh thể (TTT) vẫn là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở nước ta (66%), số tồn đọng người mù 2 mắt do đục TTT lên đến trên 251.700 người, nên ước tính riêng số mắt mù do đục TTT có tới trên 1,1 triệu mắt đang chờ được mổ.
Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 7 2012 18:10
Thông cáo báo chí hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Thứ năm, 28 Tháng 6 2012 18:24
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4687
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2012 – Bộ Y tế Việt Nam đang nỗ lực tiến hành các biện pháp can thiệp để điều trị bệnh nhân, dự phòng, điều tra và giám sát các trường hợp mắc mới của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thuộc miền Trung Việt Nam. Các Bộ, ngành khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với Bộ Y tế để ứng phó tại vùng bị ảnh hưởng.
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân mang đặc tính một loại nhiễm độc mạn tính, có thể dẫn đến viêm và thương tổn ở tay, chân và gan. Người mắc hội chứng này hiện chỉ được phát hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Những trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2011 tại huyện Ba Tơ. Tính đến ngày 28 tháng 6 năm 2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong, tại 5 xã (Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tô) của huyện Ba Tơ. Hiện có 18 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.
Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 7 2012 18:12