• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Y học thường thức

Cách xử trí trật khớp thái dương – hàm tại khoa Cấp cứu

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành – khoa Cấp cứu

I. Đại cương:

Trật khớp thái dương – hàm dưới (sai khớp hàm) là một bệnh (hay tai nạn) thường gặp trong số những người bệnh vào khoa cấp cứu hàng ngày. Nắm được triệu chứng và cách xử trí đúng sẽ giải quyết nhanh chóng cho người bệnh, hạn chế sự đau đớn, cảm giác khó chịu, đồng thời tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác, nhất là với người già lú lẫn, dẫn đến thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng không cần thiết.

II. Sơ lược về giải phẫu khớp thái dương – hàm dưới:

khop1

- Khớp thái dương – hàm dưới là khớp động duy nhất ở xương đầu mặt. Đó là một khớp lưỡng lồi cầu. Mặt khớp gồm: Diện khớp ở xương thái dương, diện khớp ở xương hàm dưới, đĩa khớp.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 02 Tháng 3 2019 08:50

Cập nhập các chủng virus gây sốt xuất huyết

  • PDF.

Bs Phùng Thị Bích Chiến - Khoa Y học nhiệt đới

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh sốt xuất huyết được biết đến phổ biến là do virus Dengue gây ra. Tuy nhiên, thực tế số loài virus có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng từ những virus thuộc nhóm nguy cơ thấp đến nhóm nguy cơ rất cao (cấp độ 4) có tính lây truyền cho cộng đồng cao, và độc tính mạnh như virus Ebola, virus Marburg.

sotxh1

Đặc điểm chung của virus gây bệnh sốt xuất huyết

Các virus gây bệnh sốt xuất huyết thuộc bốn họ virus chính: họ arenaviridae, filoviridae, bunvaviridae và flaviviridae với những loài tiêu biểu như: virus Dengue, virus Hanta, virus Lassa, virus Ebola và virus Marburg, Các virus này có những đặc điểm chung như:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:28

Điều trị bằng siêu âm

  • PDF.

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - PHCN

I. ĐẠI CƯƠNG:

Sóng siêu âm là dao động có áp lực theo chiều dọc. Sóng siêu âm không lan truyền từ một điểm ra xung quanh như âm nghe thấy mà nó lan truyền dưới hình thức một bó sóng. Chính vì thế mà tác dụng trực tiếp của nó chỉ thấy được trong phạm vi của bó sóng dày đặc ở phía dưới của đầu biến năng. Điều này nói lên tính chất quan trọng của việc điều trị tại chỗ đối với các quá trình bệnh lý.

Sự phân bố năng lượng của sóng siêu âm rất phức tạp, nhưng cường độ lớn nhất vẫn tập trung ở tâm điểm của biến năng.

Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học.

Các kỹ thuật chính: trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc.

dieu tri sieuam

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 3 2019 07:53

Một số kiến thức cơ bản về bệnh sởi

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

Hiện nay bệnh sởi đang xẩy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Là một bệnh có diễn biến thường lành tính, phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, nhất là trẻ em. Chúng tôi xin cung cấp một số kiến thức cơ bản về bệnh sởi như sau:

1. Tác nhân gây bệnh: Do siêu vi sởi gây ra, là bệnh rất hay lây.

2. Đường lây: Đường hô hấp, do dịch tiết ở cổ họng có chứa siêu vi bắn ra ngoài khi bệnh nhân nói chuyện hoặc khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Bệnh xẩy ra quang năm, cao nhất vào mùa xuân.

3. Thời gian lây: Khoảng 9 – 10 ngày sau khi tiếp xúc (có thể sớm hơn) và kéo dài đến 5 ngày sau khi phát ban (cần cách ly bệnh nhân để tránh lây lan).

4. Miễn dịch: Miễn dịch sau khi mắc sởi tồn tại suốt đời.

5. Triệu chứng:

5.1. Thời kỳ ủ bệnh: Khoảng 10 – 12 ngày, thời kỳ này gần như không có biểu hiện gì, đôi khi chỉ sốt nhẹ.

5.2. Thời kỳ khởi phát (thời kỳ viêm long): Kéo dài 4 – 5 ngày: Các biểu hiện chính là:

- Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp.

- Biểu hiện ở mắt: Chảy nước mắt, mắt có ghèn, kết mạc đỏ. Sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị phù nhẹ.

- Biểu hiện ở mũi, họng: Hắt hơi, sổ mũi, rát họng, khàn giọng, ho có đờm, đôi khi kèm viêm thanh quản co thắt hay xuất hiện về đêm.

- Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Tiêu chảy phân lỏng, số lượng ít.

5.3. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ phát ban): Đặc điểm của ban sởi là:

Ban xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng, chi trên. Trong 24 giờ tiếp theo, ban lan ra sau lưng, hông, chi dưới. Trong vòng 2-3 ngày ban lan ra toàn thân. Ban sởi có màu hồng nhạt, ấn vào thì mất, hết ấn thì trở lại. Ban có xu hướng kết dính lại với nhau thành từng đám, giữa các đám có những vùng da lành không bị tổn thương.

Khi bắt đầu phát ban, bệnh nhân thường sốt cao, nhưng khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Nếu sau khi phát ban 2-3 ngày mà còn sốt thì cần cảnh giác các biến chứng.

benh soi

Ban sởi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:07

Phục hồi chức năng bong gân

  • PDF.

Phạm Thị Thanh Truyền - Khoa PHCN

I.ĐỊNH NGHĨA

Bong gân là thương tổn do chấn thương gây nên, nhưng không bị trật khớp, gãy xương mà chỉ có tổn thương ở các bao hoạt dịch bao khớp và nhất là các dây chằng.

Những khớp hay bị bong gân: cổ chân, đầu gối, bàn chân, cổ tay, các ngón tay. Thường gặp ở người trẻ thích hoạt động nhất là các vận động viên thể dục thể thao.

II.TRIỆU CHỨNG

1.Bong gân nhẹ

  • Đau tăng lên khi làm căng dây chằng, đau giảm khi chùng dây chằng.
  • Xung quanh khớp sưng nhẹ
  • Cử động ít bị hạn chế không có biến dạng khớp

2.Bong gân nặng

  • Đau nhiều hơn, giảm cơ năng nhiều
  • Khớp sưng to vì có máu tràn vào trong ổ khớp, ở ngoài da có vết bầm tím rộng, không có biến dạng khớp, nhiệt độ tại khớp tăng, sờ thấy nóng.

bongan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 2 2019 11:51

You are here Tin tức Y học thường thức