• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những câu hỏi thường gặp về sán lá gan lớn

  • PDF.

BS Huỳnh Thị Tố Nữ - 

Bệnh sán lá gan lớn là gì?

Bệnh sán lá gan lớn là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sán lá gan lớn gây ra. Các con sán trưởng thành được tìm thấy trong đường mật và gan của người và động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như cừu và gia súc. Nhìn chung, bệnh sán lá gan lớn thường gặp ở gia súc và các động vật khác hơn là ở người.

Có hai loại sán lá gan lây nhiễm sang người. Loại chính là Fasciola hepatica. Một loài có liên quan khác là Fasciola gigantica gây bệnh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... và cả ở người.  

Bệnh sán lá gan lớn được tìm thấy ở những nơi nào trên thế giới?

Bệnh sán lá gan lớn được tìm thấy ở hơn 50 quốc gia, đặc biệt là những nơi nuôi cừu hoặc gia súc. Fasciola hepatica được tìm thấy ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực. Fasciola gigantica đã được tìm thấy ở một số khu vực nhiệt đới. Ngoại trừ các vùng của Tây Âu, bệnh sán lá gan lớn ở người chủ yếu được ghi nhận ở các nước đang phát triển.

Làm thế nào để con người bị nhiễm sán lá gan lớn?

Con người bị nhiễm bệnh do vô tình ăn phải (nuốt) ký sinh trùng. Điều này xảy ra chủ yếu là do ăn rau cải xoong sống hoặc các loại thực vật nước ngọt bị ô nhiễm khác. Con người cũng có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải nước bị ô nhiễm, chẳng hạn như uống nước hoặc ăn rau đã được rửa hoặc tưới bằng nước bị ô nhiễm.

sanlalon

Đọc thêm...

Phẫu thuật lấy mầm răng

  • PDF.

Bs Nguyễn Minh Đức - 

Chỉ định

Viêm, phù nề và đau ở bệnh nhân trẻ là có chỉ định phẫu thuật lấy mầm R8 khi đang mọc răng. Phẫu thuật viên cần khảo sát kỹ lâm sàng và hình ảnh tia X (phim panoramic). Tia X với hình ảnh thiếu khoảng mọc ră ng và tình trạng nha chu vùng tương ứng bình thường. Nhổ răng thường vì những biến chứng của nhiễm trùng. Ngoài ra,

xương ổ răng và chân xa của R7 thường bị tiêu. Do đó, cần phải nhổ R8 trước khi các biến chứng này xảy ra. Tuy nhiên, phẫu thuật trong giai đoạn này rất khó, chân răng đang thành lập liên quan đến ống thần kinh răng dưới.

Tuổi bắt đầu điều trị

Theo nhiều báo cáo, thời gian tốt nhất phẫu thuật lấy mầm răng ngầm là khoảng một trong ba giai đoạn của quá trình mọc răng. Các bác sĩ chỉnh hình thường có những chiến lược nhổ răng khôn hàm dưới. Tuổi xương và răng không luôn tương ứng với tuổi phát triển trí tuệ vì ở một số người hiện tượng calci hóa mầm răng có thể xảy ra rất sớm hoặc rất muộn, có thể kéo dài nhiều năm sau đó (Parant).

laymam

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 10 2022 13:54

Dò dịch não tủy sau chấn thương

  • PDF.

Khoa Ngoại TKCS - 

I. Đại cương:

  • Dò dịch não tủy (DNT) xảy ra trong 2-3% các trường hợp chấn thương đầu. 60% các ca dò DNT xảy ra vài ngày sau chấn thương, 95% trường hợp xảy ra trong vòng 3 tháng.
  • 70% số bệnh nhân dò DNT qua mũi tự khỏi trong vòng một tuần, số còn lại tự khỏi trong 6 tháng sau đó.
  • Tỉ lệ người lớn: trẻ em là 10: 1, bệnh hiếm gặp ở trẻ em < 2 tuổi.
  • Ở trẻ em, tỉ lệ dò DNT sau chấn thương đầu < 1%.
  • Hầu hết (80-85%) các ca dò DNT qua tai tự khỏi trong vòng 5- 10 ngày.
  • Dò DNT sau chấn thương làm tăng nguy cơ viêm màng não mủ.

II. Nguyên nhân:

Dò DNT sau chấn thương do 2 nguyên nhân:

  • Chấn thương đầu: 67%-77% các trường hợp.
  • Sau phẫu thuật: các phẫu thuật sàn sọ và qua xoang bướm.

dodnt

Lỗ rò dịch não tủy trên phim CT Scan trên lát cắt Coronal, Sagital ở cửa sổ xương

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 14 Tháng 9 2022 17:17

Cập nhật khuyến cáo điều trị ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn không di căn theo Hội tiết niệu Hoa Kỳ AUA và Hội tiết niệu Châu Âu EUA 2022

  • PDF.

BS Nguyễn Tiến - 

I/ Tổng quan:

Ung thư tiền liệt tuyến kháng cắt tinh hoàn không di căn (nmCRPC) là một trạng thái bệnh trung gian giữ ung thư tiền liệt tuyến nhạy cắt tinh hoàn không di căn (nCRPC) và ung thư tiền liệt tuyến kháng cắt tinh hoàn di căn (mCRPC). 

Ung thư tiền liệt tuyến vẫn tiến triển ngay cả sau khi đã điều trị liệu pháp loại trừ Androgen (ADT) ở giai đoạn nCRPC mặc dù không có bằng chứng chẩn đoán hình ảnh của di căn.

Sự ra đời của các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh mới đã cho phép phát hiện ra các di căn thể tích nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm nhỏ bệnh nhân có bệnh vẫn được xác định bởi sinh hoá khi chỉ tăng PSA.

Xét nghiệm PSA thường xuyên ở bệnh nhân được điều trị bằng ADT giúp phát hiện sớm tiến triển sinh hoá. Hội Tiết niệu Châu Âu đã tổng kết cho thấy 27-53% các bệnh nhân điều trị cắt TTL tận gốc hoặc xạ trị rồi sẽ tiến triển tăng PSA ( tái phát PSA ). Khoảng 1/3 những người bệnh này sẽ tiến triển di căn xương trong vòng 2 năm, được phát hiện bởi chẩn đoán hình ảnh thông thường.

II/ Tiên lượng :

Theo Hội tiết niệu Châu Âu EAU:

+ Đối với bệnh nhân nmCRPC, xét nghiệm PSA nên đo tiếp tục trong mỗi 3-6 tháng và tính thời gian nhân đôi PSA (PSADT) bắt đầu từ thời điểm phát triển của kháng cắt tinh hoàn. (Nguyên tắc lâm sàng)

+ Đánh giá bệnh nhân nmCRPC phát triển bệnh di căn bằng chẩn đoán hình ảnh qui ước thông thường trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng (Ý kiến chuyên gia)

III/ Điều trị :

Theo Hội tiết niệu Hoa Kỳ AUA 

+ Bác sĩ nên chỉ định apalutamide, darolutamide hoặc enzalutamide cùng với tiếp tục điều trị ADT cho bệnh nhân nmCRPC có nguy cơ cao phát triển di căn (thời gian nhân đôi PSA ≤ 10 tháng) (Khuyến nghị mạnh; Bằng chứng cấp độ A)

+ AUA không khuyến cáo sử dụng abiraterone acetate + prednisone cho bệnh nhân nmCRPC vì các lựa chọn khác và thiếu chỉ định được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Ky FDA chấp thuận cho giai đoạn lâm sàng này.

+ Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi và tiếp tục điều trị ADT cho bệnh nhân nmCRPC, đặc biệt là những người có nguy cơ thấp phát triển di căn (thời gian nhân đôi PSA > 10 tháng) (Nguyên tắc lâm sàng) 

+ Bác sĩ không nên cung cấp hoá trị toàn thân hoặc liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân nmCRPC ngoài bối cảnh thử nghiệm lâm sàng. (Nguyên tắc lâm sàng ) 

Theo Hội tiết niệu Châu Âu EAU: 

+ Điều trị apalutamide, darolutamide hoặc enzalutamide cho bệnh nhân M0 CRPC và có nguy cơ cao phát triển di căn (PSADT < 10 tháng) để kéo dài thời gian di căn và sống còn toàn bộ. (Khuyến cáo mạnh).

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 9 2022 18:27

Viêm gan do rượu

  • PDF.

Bs Nguyễn Thành Tín - 

I. Tổng quan

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ, viêm gan do rượu (VGDR) và cuối cùng là xơ gan. Viêm gan do rượu là một hội chứng nặng của bệnh gan do rượu, đặc trưng bởi vàng da khởi phát nhanh, mệt mỏi, gan to mềm và các đặc điểm của phản ứng viêm toàn thân.

Viêm gan do rượu thường tiến triển thành xơ gan nếu tiếp tục uống rượu. Đối với những người ngừng rượu, gan phục hồi trở lại bình thường trong vòng vài tháng nhưng bệnh xơ gan đã xảy ra thì không thể đảo ngược.

II. Nguyên nhân

Viện quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu (NIAAA), Hiệp hội viêm gan do rượu định nghĩa viêm gan do rượu bao gồm những điều sau:

  • Bắt đầu vàng da trong vòng 60 ngày sau khi uống nhiều rượu (hơn 50g/ngày) trong tối thiểu 6 tháng
  • Bilirubin huyết thanh hơn 51,3 μmol/L
  • Tăng aspartate aminotransferase (AST) lên 50 U/L - 400 U/L
  • Tỷ lệ AST/ALT (alanin aminotransferase) hơn 1,5
  • Không có nguyên nhân nào khác gây ra bệnh viêm gan cấp tính

VGDR được đặc trưng bởi tiền sử uống rượu nhiều mạn tính cho đến ít nhất 3 đến 4 tuần trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình. VGDR có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gan do rượu.

Mặc dù lượng rượu uống vào là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, tuy nhiên, sự tiến triển thành bệnh gan mạn tính do rượu không phụ thuộc vào số lượng cũng như thời gian sử dụng rượu. Thậm chí, thời gian lạm dụng rượu ngắn hơn cũng có thể dẫn đến VGDR. Một bệnh nhân điển hình sẽ từ 40-60 tuổi với tiền sử uống rượu hơn 100 g/ngày trong 10 năm và không có các nguyên nhân khác gây viêm gan cấp tính.

viemganruou

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 10 Tháng 9 2022 16:38

You are here Tin tức Y học thường thức