• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về thông khí không xâm nhập

  • PDF.

 Ths Bs Lê Tự Định – Khoa ICU

Các khuyến cáo mới dựa trên cơ sở ngày càng có nhiều bằng chứng từ các tài liệu và sự thay đổi trong thực hành lâm sàng trong những năm gần đây, mô tả việc sử dụng các hình thức thở máy không xâm nhập trong các trường hợp sau phẫu thuật, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ở những bệnh nhân được cai thở máy thông thường, và ở những bệnh nhân có nguy cơ cao suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản .

"Thở máy không xâm nhập là một lựa chọn quan trọng trong việc xử trí bệnh nhân có nguy cơ hoặc có suy hô hấp trong môi trường chăm sóc đặc biệt, " Sean P. Keenan, tiến sỹ y khoa và các đồng nghiệp từ nhóm thử nghiệm Critical Care Canada về các phương thức thở máy không xâm nhập cho biết.

"Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng phương thức thở máy áp lực dương không xâm nhập (NPPV= noninvasive positive-pressure ventilation) và thông khí áp lực dương liên tục (CPAP= continuous positive airway pressure) qua mặt nạ đã tăng lên rất nhiều trong số những bệnh nhân bị bệnh cấp tính...Cả hai phương pháp thông khí đã được sử dụng để tránh đặt nội khí quản trong quần thể bệnh nhân khác nhau với thành công khác nhau ".

CPAP1

Các khuyến cáo cụ thể

Khuyến cáo cụ thể trong hướng dẫn thực hành lâm sàng mới bao gồm:

• Đối với bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc phù phổi do tim, NPPV nên là lựa chọn đầu tiên. Nó cũng có thể được sử dụng ở bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch .

• Trong trường hợp không có sốc, trụy mạch hoặc hội chứng mạch vành cấp đòi hỏi phải tái thông mạch máu mạch vành khẩn cấp, bệnh nhân phù phổi do tim và suy hô hấp sẽ nhận được một trong hai phương thức NPPV hoặc CPAP.

• Bệnh nhân có đợt bộc phát cấp của COPD, định nghĩa là có độ pH máu nhỏ hơn 7.35 và có tình trạng tăng CO2 trong máu tương đối, nên áp dụng NPPV ngoài việc chăm sóc bình thường.

• Đối với bệnh nhân phù phổi do tim, thở CPAP qua mặt nạ sử dụng có hiệu quả như NPPV.

• CPAP không nên được sử dụng ở những bệnh nhân có tổn thương phổi cấp tính.

• Một thử nghiệm của NPPV có thể được xem xét cho những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính hoặc thiếu oxy, hoặc sau phẫu thuật hoặc trong sự hiện diện của ức chế miễn dịch.

• Tại các trung tâm y khoa nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng NPPV, một thử nghiệm rút nội khí quản sớm để NPPV có thể được xem xét cho bệnh nhân COPD.

• Ở những bệnh nhân được coi là có nguy cơ suy hô hấp thấp, NPPV không nên được sử dụng sau khi rút ống nội khí quản lên kế hoạch.

• NPPV không nên sử dụng thường quy ở những bệnh nhân không mắc bệnh COPD và trong những bệnh nhân suy hô hấp sau rút ống nội khí quản.

• CPAP có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị suy hô hấp sau khi phẫu thuật bụng.

• NPPV có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có suy hô hấp sau khi phẫu thuật cắt bỏ phổi.

• Bệnh nhân suy hô hấp cấp đang được NPPV nên sử dụng một mặt nạ mũi – miệng hơn là một mặt nạ mũi.

"Việc thực hiện đầy đủ các hướng dẫn này có thể đòi hỏi kỹ năng của các thầy thuốc lâm sàng, sự thay đổi về tổ chức nhân viên y tế truyền thống, hoặc các nguồn lực bổ sung (trang thiết bị và giường bệnh với hệ thống monitoring theo dõi tim phổi) để đảm bảo ứng dụng an toàn và thích hợp của phương thức NPPV và CPAP " các tác giả viết. "Chiến lược cho việc thực hiện các hướng dẫn này sẽ được phát triển cho từng nhóm bác sĩ lâm sàng có liên quan (bác sĩ trong các lĩnh vực lâm sàng khác nhau và với mức độ đào tạo, chuyên môn khác nhau; chuyên gia trị liệu hô hấp và điều dưỡng). "

                                                                      Lược dịch từ CMAJ. Published online February 14, 2013

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 1 2014 14:52

You are here Đào tạo Tập san Y học Hướng dẫn thực hành lâm sàng về thông khí không xâm nhập