• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tồn tại tĩnh mạch rốn bên phải (Persistent right umbilical vein - PRUV)

  • PDF.

Bs Đinh Xuân Hàn - 

I. Định nghĩa:

Tồn tại tĩnh mạch rốn phải (PRUV) là một bệnh lý mạch máu mà tĩnh mạch rốn trái bị tắc trong khi tĩnh mạch rốn bên phải vẫn tồn tại và vẫn mở. Tỷ lệ PRUV xảy ra ở khoảng 0,17%(1) thai kỳ và thường phát hiện ở quý hai hoặc quý ba.  

tontaitm1

II. Nguyên nhân:

  • Thiếu acid folic ở quý 1
  • Nhiễm độc như acid retinoic
  • Tắc nghẽn sớm của tĩnh mạch rốn bên trái do đông máu hoặc chèn ép.

III. Bệnh học:

Tĩnh mạch rốn phải dai dẳng (PRUV) là một bất thường về phát triển mạch máu ở phôi thai, trong đó tĩnh mạch rốn trái bị teo, và tĩnh mạch rốn phải vẫn mở(2). Trong giai đoạn đầu phát triển phôi thai, tĩnh mạch rốn có các nhánh trái và phải phát triển từ màng đệm, bắt nguồn từ nhau thai, đi qua dây rốn vào cơ thể phôi và đi vào xoang tĩnh mạch qua vách ngăn nguyên thủy. Trong điều kiện bình thường, tĩnh mạch rốn phải dần dần bắt đầu bị suy ở tuần thứ 4 phôi thai và biến mất hoàn toàn vào tuần thứ 7. Đoạn của tĩnh mạch rốn trái gần tim, tức là tĩnh mạch rốn trái giữa gan và xoang bướm cũng bị thoái hóa và tĩnh mạch rốn trái từ rốn đến gan vẫn còn, thông với tĩnh mạch rốn trong dây rốn, đưa máu từ nhau thai về tĩnh mạch chủ dưới qua ống tĩnh mạch được hình thành qua gan. Kết quả là PRUV xảy ra nếu tĩnh mạch rốn bên trái bị teo và thoái hóa và tĩnh mạch rốn bên phải được giữ lại. Trường hợp cả 2 tĩnh mạch rốn bên phải và trái cùng tồn tại, tĩnh mạch rốn bên trái cung cấp máu từ bánh nhau cho tuần hoàn thai nhi qua hệ thống cửa, tĩnh mạch rốn bên phải thai nhi đổ trực tiếp vào tâm nhĩ phải.

PRUV chia làm 2 nhóm: trong gan và ngoài gan.

PRUV trong gan (type 1) đổ vào hệ thống cửa tại vị trí xoang tĩnh mạch và tiếp nối với ống tĩnh mạch.

tontaitm2

PRUV ngoài gan đổ vào tâm nhĩ phải, tĩnh mạch chủ dưới (type 3), hoặc tĩnh mạch mạch chậu hoặc tuần hoàn bàng hệ (type 2). Type 2 và 3 có thay đổi huyết động thai nhi khá nhiều, trường hợp nặng có thể phù thai, thường đi kèm với các dị tật khác.

Type 1 ít có thay đổi huyết động và thường chỉ là đơn độc.

tontaitm3

IV. Dấu hiệu trên siêu âm:

Các dấu hiệu được xác định trên mặt cắt ngang bụng qua mức dạ dày.Năm 1990, Jeanty lần đầu tiên báo cáo chẩn đoán PRUV bằng siêu âm trước khi sinh.(3) Tĩnh mạch rốn chạy ngang và về bên phải của túi mật, do đó túi mật nằm giữa tĩnh mạch rốn và dạ dày. Tĩnh mạch rốn kết nối với tĩnh mạch cửa bên phải và bờ cong hướng về phía dạ dày.

tontaitm4

V. Kết cục:

Theo nghiên cứu của Jingyu Li & cs có mẫu chẩn đoán siêu âm trước sinh về PRUV thai nhi lớn nhất cho đến nay, bao gồm 756 thai nhi PRUV. Nghiên cứu này đã phân tích và tóm tắt dữ liệu 10 năm từ trung tâm siêu âm tiền sản tại bệnh viện của tác giả để tìm ra tỷ lệ mắc PRUV (0,17%). Trong đó có 654 (86,5%) là của PRUV đơn độc, không phát hiện thêm bất thường nào. Trường hợp có các dị tật đồng thời khác được tìm thấy khi khám siêu âm thai nhi PRUV trước khi sinh (13,5%).(1) Các loại dị tật phổ biến nhất ở thai nhi PRUV là dị tật tim mạch, sau đó là hệ thần kinh, hệ tiết niệu, hệ xương và các dị tật khác. Khi thai nhi PRUV có SUA (single umbilical artery), nguy cơ mắc các dị tật đồng thời và nguy cơ dị tật tim mạch của thai nhi sẽ tăng thêm.(1),(4)

VI. Khuyến cáo:

Khi phát hiện ra PRUV của thai nhi khi khám siêu âm trước khi sinh, nên kiểm tra chi tiết các cấu trúc khác của thai nhi để loại trừ các dị tật ở các hệ thống khác, và siêu âm tim thai nên được thực hiện. Thai nhi bị PRUV phức tạp nên được kiểm tra nhiễm sắc thể thai nhi, trong khi những thai nhi bị PRUV đơn độc không có nguy cơ cao bị bất thường nhiễm sắc thể. PRUV đơn độc có tiên lượng tốt và tiên lượng của PRUV phức tạp phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của các dị tật kèm theo. Cho dù PRUV là một biến thể giải phẫu hay một bất thường phát triển vẫn cần được điều tra trong các nghiên cứu sâu hơn.(4)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Jingyu Li & cs. Ultrasonic detection of fetal persistent right umbilical vein and incidence and significance of concomitant. BMC Pregnancy Childbirth 2020; 20: 610. Published online 2020 Oct 9.
  2. Wolman I, Gull I, Fait G, Amster R, Kupferminc MJ, Lessing JB, et al. Persistent right umbilical vein: incidence and significance. Ultrasound Obstet Gynecol. 2002;19:562–564
  3. Jeanty P. Persistent right umbilical vein: an ominous prenatal finding? Radiology. 1990;177:735–738.
  4.  Arkadiusz Krzyżanowski & cs. Prenatal diagnosis of persistent right umbilical vein – Incidence and clinical impact. A prospective study. Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2019 Feb; 59(1): 77–81. Published online 2018 Mar 2.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 10:38

You are here Đào tạo Tập san Y học Tồn tại tĩnh mạch rốn bên phải (Persistent right umbilical vein - PRUV)