• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trầm cảm sau sinh và thang điểm đánh giá trầm cảm sau sinh

  • PDF.

Khoa Phụ Sản- BVĐK Quảng Nam

Trầm cảm sau sinh ( TCSS) là tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và sẽ không được chăm sóc con. Trầm cảm sau sinh là rối loạn tâm thần có tỷ lệ dao động từ 16-20% tùy theo nghiên cứu của mỗi nơi hay mỗi quốc gia. Theo Gavin và cộng sự năm 2005, tỷ lệ hiện mắc của rối loạn trầm cảm chủ yếu và trầm cảm nhẹ trong vòng 03 tháng sau sinh là 19,2%. Ở Việt nam, theo nghiên cứu  BV Từ Dũ, tỷ lệ TCSS chiếm 12,5%, trong đó trầm cảm thực sự chiếm 5,3% , BV Hùng Vương 33%, Hà Nội 29%. Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh có tiềm ẩn từ trong thời kỳ mang thai nên nhiều tác giả Anh Mỹ có khuynh hướng nhập chung cả thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản vào chung với nhau.

tram cam sau sinh

1. Các thể bệnh của rối loạn khí sắc sau sinh:

1.1 Buồn sau sinh:

- Xảy ra 50-80% sản phụ, thường gặp trong 02 tuần đầu sau sinh.

- Triệu chứng dễ cáu, hay lo lắng, tâm trạng không ổn định, tăng phản ứng cảm xúc và rối oạn giấc ngủ.

- Thường nhẹ, thoáng qua và không được xen là rối loạn tâm thần, không cần điều trị đặc biệt.

1.2 Trầm cảm sau sinh:

-Chiếm 15-20% phụ nữ trong 6 tháng đầu sau sinh.

- Triệu chứng cảm giác tự ti quá mức, lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an, rối loạn giác ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi, mất năng lượng, nghi ngờ, có ý tưởng tự sát.

- Triệu chứng tử trung bình đến nặng, quá trình bệnh kéo dài.Cần được tư vấn và điều trị.

1.3 Loạn thần sau sinh:

-Hiêm gặp, chiếm 1- 2/1000 sản phụ, khởi phát nhanh và dữ dội trong vòng 02 tuần đầu sau sinh

- Biểu hiện như một bệnh lý loạn thấn, các triệu chứng sớm : rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, khí sắc trầm hoặc hưng phấn, kích động, ảo giác.

- Cần nhập viện do nguy cơ tự làm tổn thương bản thân hay con mình.

2. Yếu tố nguy cơ trầm cảm sau sinh

tcss

3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh:

Hậu quả

Ngắn hạn

Dài hạn

Đối với trẻ

Mẹ ít cho con bú

Trẻ bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi

Trẻ ít được chăm sóc, không được tiêm chủng đầy đủ.

-Rối loạn hành vi ở trẻ

-Trẻ tiếp xúc với tác động tiêu cực trầm cảm từ mẹ

- Trẻ chậm phát triển nhận thức

Đối với mẹ

Liên quan với độ nặng và thời gian kéo dài trầm cảm

Liên quan đến trầm cảm tái diễn về sau

4. Thang điểm đánh giá trầm cảm sau sinh: the Edinburgh Postnatal Depression Scale

Để phát hiện và điều trị sớm kịp thời là rất quan trọng vì vậy  công cụ tầm soát tình trạng trầm cảm sau sinh là cần thiết. Trong những công cụ tầm soát được hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng có thang điểm đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS ( the Edinburgh Postnatal Depression Scale) hay được sử dụng.  Thang điểm này gồm 10 câu hỏi ngắn, chọn 1 trong 4 câu trả lời gần nhất với những gì xảy ra trong tuần qua.

  1. Tôi vẫn có thể cười và tìm ra được những khía cạnh hài hước của sự việc

     0 : Vẫn như trước đây

     1: Không nhiều lắm

     2: Chắc chắn là không nhiều vào thời điểm này

     3: Không tí nào

  2. Tôi vẫn thấy được các thú vui từ sự việc

     0: Nhiều như trước kia

     1: Giảm hơn so với trước

     2: Giảm rõ rệt so với trước đây

     3: Hầu như không thấy thích thú thứ gì

  3. Tôi đã tự trách mình quá nhiều khi có chuyện trục trặc xảy ra

     3: Có hầu như mọi lúc

     2: Có, đôi khi

     1: Không quá thường xuyên

     0: Chưa bao giờ

  4. Tôi cứ bồn chồn lo lắng mà không có nguyên nhân gì rõ rệt

     0: Không, hoàn toàn không

     1: Hầu như không có lo âu

     2: Có, thỉnh thoảng

     3: Có, rất thường xuyên

  5. Tôi đã cảm thấy sợ hãi hoặc hoang mang vì một lý do tồi tệ

     3: Có, nhiều khi như thế

     2: Có, đôi khi

     1: Không nhiều

     0: Không, hoàn toàn không

  6. Mọi việc trở nên quá sức với tôi

     3: Có, phần lớn thời gian tôi không thể xử lý việc gì

     2: Có, đôi khi tôi không thể xử lý tốt như thường ngày

     1: Không, phần lớn thời gian tôi xử lý khá tốt

     0: Không, tôi giải quyết tốt như trước đây

  7. Tôi cảm thấy buồn chán đến nổi khó ngủ

     3: Có, hầu hết thời gian

     2: Có, thỉnh thoảng

     1: Không thường xuyên

     0: Không có

  8. Tôi cảm thấy buồn hoặc đau khổ

     3: Có, hầu như mọi lúc

     2: Có, khá thường xuyên

     1: Không thường xuyên

     0: Không có

  9. Tôi cảm thấy buồn đến nổi phát khóc lên

     3: Có, hầu như mọi lúc

     2: Có, khá thường xuyên

     1: Không thường xuyên

     0: Không có

  10. Ý nghĩ tự làm hại bản thân xảy ra trong tôi

     3: Có, khá thường xuyên

     2: Thỉnh thoảng

     1: Hầu như không bao giờ

     0: Không bao giờ

  •  Tiêu chuẩn đánh giá

          0-8 điểm : Hoàn toàn không có rối loạn tâm thần

          9-12 điểm: buồn sau sinh

          ≥ 13 điểm: Có thể bị trầm cảm sau sinh với nhiều mức độ khác nhau.

  • Giá trị tiên đoán của thang điểm EPDS:

EPDS

≥ 13 điểm

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Giá trị tiên đoán dương

Giá trị tiên đoán âm

Xác định đúng

Trong thai kỳ

0,8

0,74

0,94

0,36

79%

Hậu sản

0,92

0,53

0,87

0,67

84%

5. Kết luận: Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của trẻ. Do đó, cần sàng lọc những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm để có chiến lược xử trí thích hợp. Nên có sự hỗ trợ và động viên từ người thân,  giới thiệu Bác sĩ chuyên khoa tâm thần trong việc tư vấn về các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc hay dùng thuốc tùy theo từng trường hợp và mức độ của bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. JL Cox et al.: Detection of postnatal depression. development of the 10-item Edinburgh PostnatalDepression Scale. Br J Psychiatry 1987; 150:782-786.

2. TS Ngô Tích Linh, Bộ môn Tâm thần ĐHYD TP HCM, Trầm cảm sau sinh, Báo cáo Hội nghị thường niên HOSREm lần thứ XIII 25/11/2017.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 08 Tháng 12 2017 11:22

You are here Đào tạo Tập san Y học Trầm cảm sau sinh và thang điểm đánh giá trầm cảm sau sinh