• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sử dụng Intralipid 20% trong điều trị ngộ độc thuốc tê

  • PDF.

Bs Hồ Thiên Diễm - Khoa GMHS

1. GIỚI THIỆU

Thuốc tê được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Mặc dù, hiếm khi bị các tác dụng phụ hoặc biến chứng nặng do thuốc tê nhưng nó vẫn xảy ra. Từ những triệu chứng nhẹ thoáng qua đến hậu quả nặng nề trên hệ thần kinh trung ương và/hoặc tim (thường gặp nhất do tiêm vào mạch máu không chủ ý) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và mức độ nặng của ngộ độc thuốc tê (NĐTT), bao gồm yếu tố cơ địa bệnh nhân, thuốc tê, vị trí và kỹ thuật gây tê, thuốc kết hợp, tổng liều thuốc (nồng độ×thể tích), thời gian phát hiện và mức độ điều trị. Hội gây tê vùng và giảm đau Mỹ (ASRA - American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine) đã công bố khuyến cáo điều trị năm 2001 và đưa ra bản cập nhật năm 2010  nhằm nâng cao công tác phòng chống NĐTT cũng như can thiệp hiệu quả nhất để tăng độ an toàn cho người bệnh.

thuocte1

2. MỨC ĐỘ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

  • Dị ứng
  • Methemoglobinemia
  • Ngộ độc tổ chức: Tim mạch
  • Ngộ độc thần kinh trung ương
  • Ngộ độc toàn thân

3. DỰ PHÒNG NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

- Không bỏ qua các bước an toàn:

  • Liều test (gây tê ngoài màng cứng)
  • Tiêm chậm
  • An thần
  • Thở oxy

- Chuẩn bị thuốc, dụng cụ hồi sức cấp cứu, sốc điện

- Tôn trọng liều

- Phối hợp thuốc tê( giảm liều/ tăng ngưỡng ngộ độc thuốc tê)

- Đúng kĩ thuật

- Thận trọng đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao:

  • Lớn tuổi
  • Suy tim
  • Rối loạn điện giải
  • Giảm chức năng gan
  • Toan chuyển hóa
  • Giảm albumin 

4. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

  • Thay đổi thính giác, tê quanh miệng, vị kim loại 
  • Kích động sau đó tiến đến co giật hoặc ức chế thần kinh (hôn mê, ngưng thở).
  • Trụy tim mạch; tất cả các rối loạn như mạch chậm, block dẫn truyền trong tim, vô tâm thu và nhịp nhanh thất đều có thể xảy ra.
  • Ngộ độc thuốc tê có thể xuất hiện sau lần tiêm thuốc đầu tiên một thời gian.

thuocte2 

5. XỬ TRÍ

  • Ngừng tiêm thuốc tê
  • Gọi người giúp đỡ
  • Duy trì đường thở và nếu cần đặt nội khí quản
  • Sử dụng ôxy 100% và đảm bảo đủ thông khí phổi (tăng thông khí có thể đạt được bằng cách tăng pH trong trường hợp toan chuyển hóa)
  • Xác định và thiết lập đường truyền tĩnh mạch, bù dịch nếu cần

5.1 Kiểm soát co giật: dùng các liều nhỏ benzodiazepines, thiopental hoặc propofol.

5.2 Ngộ độc tim:

thuocte3

- Bù nhanh khối lượng tuần hoàn

- Sử dụng Intralipid 20%: (liều áp dụng cho bệnh nhân 70kg)

* Tác dụng:

  • Tạo bể chứa lipid làm lắng tủa thuốc tê
  • Tác dụng trực tiếp lên cơ tim, hoạt hóa kênh Ca, K, tăng hoạt động cơ tim
  • Tăng tổng hợp ATP
  • Giảm gắn kết thuốc tê lên cơ tim                  

+ Tiêm bolus tĩnh mạch Intralipid 20% với liều 1,5 ml/kg trong 1 phút (100 ml) 

+ Tiếp tục tiến hành hồi sức Tim-Phổi-Não

+ Bắt đầu truyền tĩnh mạch Intralipid 20% với tốc độ 0,25ml/kg/phút (dùng 400ml trong vòng 20 phút)

+ Tiêm nhắc lại 2 liều bolus cách nhau 5 phút nếu tuần hoàn chưa hồi phục đủ (dùng thêm 2 liều bolus mỗi liều 100ml cách nhau 5 phút)

+ Nếu tuần hoàn hiệu quả chưa hồi phục, sau 5 phút tăng liều truyền tĩnh mạch lên 0,5 ml/kg/phút (dùng 400 ml trong vòng 10 phút)

+ Tiếp tục truyền cho đến khi tuần hoàn hồi phục đầy đủ và ổn định

- Sử dụng nhóm thuốc vận mạch; sốc điện khi rung thất.

- Tiếp tục hồi sức tim phổi trong suốt quá trình điều trị Intralipid

- Hồi phục có thể xảy ra sau hơn 1 giờ hồi sức với ngừng tim do thuốc tê

- Propofol không phải là một thay thế phù hợp cho Intralipid.

thuocte4

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 3 2016 16:34

You are here Đào tạo Tập san Y học Sử dụng Intralipid 20% trong điều trị ngộ độc thuốc tê