1. TÓM TẮT
- Kỹ thuật súc rửa phổi là kỹ thuật được tiến hành dưới gây mê nội khí quản (NKQ) bằng ống 2 nòng.
- Phổi bên lành được thông khí riêng trong quá trình súc rửa.
- Phổi bên súc rửa được cô lập riêng, được bơm nước muối sinh lý, tiến hành súc rửa cho đến khi loại bỏ hết chất gây tắc nghẽn phế quản-phổi.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập (TKNT) xâm nhập với ống NKQ, mở khí quản (MKQ) là một trong những thành tựu của chuyên ngành HSCC đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân suy hô hấp (SHH) cấp. Tuy nhiên, nhiều biến chứng của TKNT xâm nhập, thường gặp nhất là xẹp phổi sau đặt NKQ/MKQ, thở máy dài ngày; dẫn đến thất bại hoặc kéo dài thời gian điều trị. Vì thế, những biện pháp để phòng và xử trí xẹp phổi ở bệnh nhân TKNT còn gặp nhiều khó khăn và luôn được đặc biệt quan tâm.
- Hậu quả nặng nề nhất của xẹp phổi là SHH với giảm oxy máu được cho là do co thắt mạch phổi, do thiếu oxy trong các vùng phổi xẹp, không được thông khí, dẫn tới máu khi vào vòng tuần hoàn không đủ baox hoà oxy.
- Xẹp phổi cấp hay gặp ở BN sau mổ, sau chấn thương, ở bệnh nhân hồi sức.
- Để giải quyết vấn đề xẹp phổi trong điều kiện Bệnh viện hiện tại không có những trang thiết bị hiện đại (ống soi phế quản mềm), chúng tôi đặt vấn đề áp dụng kỹ thuật súc rửa phổi đươi gây mê bằng ống NKQ 2 nòng.
3. ĐỐI TƯỢNG
3.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh để tiến hành súc rửa
- Xẹp phổi do tắc nghẽn được chẩn đoán lâm sàng
+ Xẹp hoàn toàn một bên phổi: lồng ngực xẹp, giảm hoặc mất di động 1 bên, mỏm tim đập lệch sang bên xẹp, gõ đục, cơ hoành nâng cao, rì rào phế nang giảm hoặc mất, tiếng thở phế quản, tiếng thổi ống, thở chống máy, thiếu oxy nặng.
+ Xẹp phổi thuỳ: cử động xương sườn bên xẹp kém hơn bên đối diện, khe liên sườn hẹp, mỏm tim lệch. Gõ đục vùng phổi xẹp, cơ hoành cùng bên có thể được phát hiện cao hơn khi gõ. Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có ral ở vùng phổi xẹp. Tiếng ral ẩm to hạt hoặc tiếng thở khò khè cho biết có tình trạng ứ đọng đàm giãi ở khí phế quản.
- Xẹp phổi do tắc nghẽn được chẩn đoán cận lâm sàng
+ XQ phổi thường cho thấy các dấu hiệu xẹp phổi mà trên lâm sàng không rõ ràng. Nhưng XQ không thể cho thấy các vi xẹp phổi): Đám mờ ở một vùng phổi, vùng mờ có thể làm mất đi hoàn toàn các hình ảnh XQ bình thường; qua đó có thể xác định vị trí xẹp (thí dụ: bờ phải của tim mờ khi có xẹp thuỳ giữa phổi phải). Mất thể tích phổi có thể thấy qua việc dịch chuyển vị trí các rảnh liên thuỳ, tập trung hình ảnh các mạch máu, tăng sáng phổi lành. Di lệch trung thất, khí quản về phía phổi xẹp; khe liên sườn hẹp hơn bên đối diện; cơ hoành nâng cao: là những dấu hiệu có giá trị chẩn đoán cao.
+ CT scan phổi: cho chẩn đoán chính xác hơn; giúp phân biệt với ung thư trung thất, ung thư phổi.
3.2.Tiêu chuẩn loại trừ
- Hôn mê quá sâu
- Một phổi
- HA phụ thuộc thuốc vận mạch
Hình 1. Sơ đồ giải phẫu phế quản phổi
4. KỸ THUẬT
4.1. Phương tiện
- Máy gây mê
- Monitor theo dõi
- Ống NKQ 2 nòng số 35, 37, 39, 41
- Máy hút
4.2. Thuốc dùng
- Thuốc gây mê
- Nước muối sinh lý 0,9%
4.3. Chuẩn bị bệnh nhân: Làm các xét nghiệm tiền phẫu (như BN gây mê mổ lồng ngực)
4.4. Các bước thực hiện
- Chuẩn bị BN: BN được đặt nằm trên bàn mổ có điều khiển thay đổi tư thế
- Lắp monitor theo dõi BN (HA, ECG, SPO2,…)
- Khởi mê với độ sâu và độ giãn cơ vừa đủ, tiến hành đặt NKQ 2 nòng
- Bơm 2 cuff (5 ml cho cuff khí quản; 2 ml cho cuff phế quản)
- Tiến hành thông khí 1 phổi
- Đặt ống hút để bơm nước muối sinh lý NaCl 0,9% vào phổi bên xẹp
- Tiến hành súc rửa, mỗi lần bơm khoảng 50 ml nước muối sinh lý ấm, vỗ rung, hút với áp lực âm từ -20 đến -40 cm H2O (tránh cao quá làm tổn thương phế nang)
- Đối với súc rửa thuỳ trên: cho BN nằm nghiêng, đầu thấp
- Tiến hành súc rửa đến khi dịch trong
- Súc rửa thay ống NKQ thường, chụp phim kiểm tra
Hình 2. Sơ đồ đặt ống nội khí quản 2 nòng
BSCKI. LÊ TẤN TỊNH – CN. NGUYỄN THỊ MINH
- 19/06/2012 15:14 - Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.1)
- 19/06/2012 13:04 - Hội chứng Brugada – một nguyên nhân của đột tử do …
- 15/06/2012 14:46 - Gây tê tĩnh mạch vùng
- 12/06/2012 21:00 - Viêm giáp Hashimoto và chẩn đoán giải phẫu bệnh
- 12/06/2012 17:35 - Băng huyết sau sanh
- 11/06/2012 22:33 - Sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu
- 10/06/2012 14:17 - Một số quan điểm hiện nay trong chẩn đoán và điều …
- 10/06/2012 14:09 - Bệnh ấu trùng sán dây lợn ở Não(NEUROCYSTICERCOSIS…
- 08/06/2012 14:43 - Giới thiệu về PCR
- 06/06/2012 14:33 - Vai trò của thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn và h…