I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô cảm là vấn đề bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo vô cảm tốt, an toàn cho người bệnh mà sự ảnh hưởng lên người bệnh là nhỏ nhất dưới tác dụng của thuốc gây vô cảm.
Đối với phẫu thuật chi trên và chi dưới thì có nhiều phương pháp được đặt ra. Trong đó, gây tê tĩnh mạch vùng là một phương pháp vô cảm đem lại hiệu quả cao về chất lượng vô cảm và ít gây tai biến cho người bệnh.
Gây tê tĩnh mạch vùng đã được thực hiện từ lâu bằng cách bơm thuốc tê vào tĩnh mạch một chi để mổ, sau đó dùng garo ngăn chặn thuốc tê đi chổ khác. Tuy nhiên, phương pháp này ít được phổ biến cho tới gần đây, nhờ khám phá nhiều loại thuốc tê mạnh và ít độc tính cùng với sự tiến triển của ngành phẫu thuật bàn tay, phương pháp gây tê tĩnh mạch vùng được áp dụng một cách rộng rãi hơn.
Ở Bệnh viện ĐK Quảng
II/ ĐẶC ĐIỂM, CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Đây là phương pháp gây tê đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả để mổ chi trên và chi dưới. Thành công chăc chắn với tỷ lệ cao, lượng thuốc tê ít hơn so với phương pháp gây tê vùng thần kinh cánh tay. Nó dựa trên cơ sở là: ngăn trở (bằng garo) lưu thông của máu ở một chi rồi chích thuốc vào một ven ở bên dưới garo, thuốc tê sẽ trở ngược về mao mạch vào ngăn ngoại bào. Từ đây, thuốc tê sẽ tiếp xúc với những rễ thần kinh, gây tê phần dưới garo của chi trong suốt thời gian garo được duy trì.
III/ CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1/ Chỉ định:
Phẫu thuật chi trên hoặc chi dưới thời gian kéo dài không quá 90 phút. Bệnh nhân chống chỉ định gây mê như phì mập, bao tử đầy, suy hô hấp, tiểu đường v.v…
2/ Chống chỉ định
-Tiền sử dị ứng với thuốc tê tại chỗ, sốt cao ác tính, động kinh do kích thích não, hạ huyết áp.
- Nhiễm trùng tại chỗ
- Bệnh Reynaud
- Động kinh
- Tim loạn nhịp do rối loạn dẫn truyền
IV/ KỸ THUẬT TIẾN HÀNH
- Đo mạch, huyết áp, cân nặng bệnh nhân để tính lượng thuốc tê cần dùng.
- Bệnh nhân nằm ngữa, tìm các tĩnh mạch trên các chi phải mổ nơi mu bàn tay hay nơi cẳng tay nếu là chi trên, nơi mu bàn chân, cổ chân hay cẳng chân nếu là chi dưới.
- Dùng kim thường là kim 23 chích vào tĩnh mạch này, cố định kim thật chặt để kim không bị chệch khi quấn băng Esmarch; kim này được nối liền với kim truyền và dịch truyền.
- Đặt garo thứ nhất sát với đầu trên cánh tay
- Giơ cao tay bệnh nhân trong 3 - 4 phút để máu dồn đi nơi khác. Hoặc nếu phẫu thuật đòi hỏi nơi mổ không chảy máu và nếu không có chống chỉ định dùng băng Esmarch, dùng băng Esmarch quấn từ dưới lên trên cho đến sát garo thứ nhất, phải cẩn thận quấn băng thun đè lên trên kim và dây truyền để khỏi làm trật kim ra ngoài tĩnh mạch.
- Bơm garo thứ nhất, nếu là chi trên, áp kế lên đến 250mmHg và 500mmHg nếu là chi dưới.
- Thả băng Esmarch, kiểm soát lại garo chắc chắn không bị xì rồi bơm lượng thuốc tê tương ứng vào tĩnh mạch qua kim hay qua dây dịch truyền, sau đó rút kim và dây dịch truyền ra.
- Chờ 5-10 phút sau để thuốc tê tác dụng. Đặt và bơm garo thứ hai ngay dưới garo thứ nhất. Mục đích là để bệnh nhân bớt khó chịu đối với cảm giác đau tức và mỏi do garo gây ra trong lúc mổ, vì garo này đã được đặt trên vùng đã được gây tê. Kiểm soát lại garo thứ hai rồi tháo bỏ garo thứ nhất. Và như vậy phẫu thuật có thể bắt đầu.
- Thuốc dùng: Lidocain 0,5% hoặc procain 0,5%. Dung dịch không có thuốc co mạch.
- Liều lượng: 3mg/kg cân nặng nếu là chi trên, 4mg/kg cân nặng nếu là chi dưới.
V/ TAI BIẾN
- Cảm giác khó chịu đối với garo, bệnh nhân thấy đau tức và mỏi, từ 30-90 phút sau khi đặt garo.
- Bệnh nhân có cảm giác chóng mặt, xây xẩm sau khi xả garo. Nhưng hiện tượng này chỉ thoáng qua 10-15 phút; mạch, huyết áp không đổi.
- Cuộc mổ phụ thuộc vào garo về thời gian cũng như an toàn của garo
- Bất lợi cho những cuộc mổ thời gian kéo dài
- Đau ở hậu phẫu sớm hơn các phương pháp vô cảm khác, vì sau 5-10 phút xả garo thì vân động và cảm giác được phục hồi.
VI/ KẾT LUẬN
Đây là phương pháp gây tê tương đối an toàn, ít tai biến. Tuy không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác nhưng có tỷ lệ thành công cao nếu có đúng chỉ định.Tỷ lệ thành công này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật làm garo và quấn băng Esmarch chặt. Do đó: tỷ lệ thành công cao nhiều ở chi trên hơn chi dưới, ở các phẫu thuật bàn tay và 1/3 dưới cẳng tay hơn là 1/3 trên cẳng tay, cũng như ở phẫu thuật có thời gian ngắn (20-40 phút) hơn là phẫu thuật kéo dài (trên 1 giờ).
- 29/06/2012 15:05 - Hội chứng Brugada - một nguyên nhân của đột tử do…
- 20/06/2012 07:13 - Truyền máu khối lượng lớn-nguy cơ và lựa chọn máu …
- 19/06/2012 19:55 - Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.2)
- 19/06/2012 15:14 - Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.1)
- 19/06/2012 13:04 - Hội chứng Brugada – một nguyên nhân của đột tử do …
- 12/06/2012 21:00 - Viêm giáp Hashimoto và chẩn đoán giải phẫu bệnh
- 12/06/2012 17:35 - Băng huyết sau sanh
- 12/06/2012 10:44 - Súc rửa xẹp phổi do tắc nghẽn dưới gây mê bằng ống…
- 11/06/2012 22:33 - Sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu
- 10/06/2012 14:17 - Một số quan điểm hiện nay trong chẩn đoán và điều …