• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Giun đũa chó – mèo có gây bệnh viêm loét dạ dày hay không?

  • PDF.

Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp cứu

Giun đũa Chó (Toxocara Canis) và Mèo (Toxocara Cati) từ lâu Y học đã đề cập rất nhiều. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, lạc chủ bởi vì vật ký sinh của chúng là Chó, Mèo chứ không phải người. Khi người bị nhiễm chúng, vì bất cứ lý do gì thì chúng có thể ký sinh lạc chủ ở người và có thể gây ra bệnh cho người.

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ấu trùng của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm, có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ. Ấu trùng có thể lang thang trong Gan, Phổi, Tim, Não, Mắt và có thể gây ra hội chứng tăng Eosin mạn tính, tăng Bạch Cầu, Sốt, Gan to, viêm Phế quản dạng hen, viêm Phổi, Động kinh hoặc trì trệ trí tuệ, viêm võng mạc Mắt…Trong quá trình lưu hành trong cơ thể chúng đi đến các mô khác nhau và gây ra ít nhất 3 hội chứng ở người:

  • U hoạt do ấu trùng (Larval granulomatusis);
  • Hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng (Visceral larva migrans syndrome);
  • Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan Mắt (Ocular larva migrans syndrome).

giunsau1

Hình minh họa

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 6 2015 19:58

Đọc thêm...

Hướng dẫn tiêm truyền một số loại kháng sinh

  • PDF.

Ds Hoàng Văn Nam

huongda1

Xem tại đây

Tập huấn phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)

  • PDF.

CN Đinh Thị Thanh Thúy - TCCB

- Thực hiện Quyết định số 3014/QĐ-BYT, ngày 13/8/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV);

- Căn cứ Kế hoạch số 367/KH-BV, ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam về phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV);

Để đảm bảo phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh gồm 14 thành viên: Ban Giám đốc,  một số trưởng, phó khoa, phòng liên quan để phòng chống dịch.

Ban Giám đốc chỉ đạo cho Phòng Kế hoạch -Tổng hợp xây dựng kế hoạch cụ thể cho các khoa về công tác thu dung, điều trị khi có bệnh, các phòng chức năng như: Tổ chức cán bộ tăng nhân lực cho các khoa khi có dịch bệnh; Hành chính quản trị bố trí phòng ốc, giường và các dụng cụ cần thiết đảm bảo cho nhu cầu; phòng Vật tư thiết bị y tế chuẩn bị một số trang thiết bị thiết yếu đáp ứng cho công tác điều trị của các khoa; khoa Dược cung cấp đủ thuốc thiết yếu và vật tư y tế tiêu hao và trang phục phòng chống dịch. Phòng điều dưỡng, khoa Kiểm soát nhiểm khuẩn triển khai cho các khoa, phòng đảm bảo các quy trình chăm sóc người bệnh và xử lý dụng cụ của người Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 18 Tháng 6 2015 14:50

Đọc thêm...

Nhân sâm Việt Nam - cây thuốc cần được bảo tồn và phát triển

  • PDF.

Ths Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

NHÂN SÂM

Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ, theo thứ tự sâm, nhung, quế, phụ. Sâm nói ở đây là vị Nhân sâm. Tên Nhân sâm là do vị thuốc giống hình người. Nhân sâm là rễ cây Nhân sâm Panax ginseng, họ Ngũ gia bì Araliaceae .

Cây nhân sâm mọc hoang và được trồng ở Trung quốc, Triều tiên, vùng Viễn đông của Liên xô cũ, còn được trồng ở Nhật bản, Mỹ, nhưng nổi tiếng vẫn là sâm Triều tiên và sâm Trung quốc.

Theo YHCT, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, vào kinh phế, tỳ, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch. Trên lâm sàng được ứng dụng để chữa chứng khí hư (người gầy, mệt nhọc, ăn kém, nói nhỏ, ngại nói); chứng choáng và trụy mạch do mất máu, mất nước (chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, mạch nhỏ muốn tuyệt gọi là chứng vong dương hay thoát dương); sinh tân dịch để chữa chứng khát do âm hư, sốt kéo dài tân dịch giảm; an thần do huyết hư không nuôi dưỡng được tâm thần gây vật vã, ngủ ít, hốt hoảng; chữa hen suyễn do phế khí hư; cầm ỉa chảy mạn tính do tỳ hư.

SAM2

Sâm Việt Nam từ 2 đến 6 tuổi

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 15 Tháng 6 2015 20:53

Đọc thêm...

Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh không đúng thường do chẩn đoán sai

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Chẩn đoán sai thường dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không đúng cách trong các bệnh viện, nghiên cứu mới phát hiện.

Sử dụng kháng sinh không đúng có thể gây ra tác hại cho bệnh nhân, làm giảm hiệu quả và làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh đồng thời  làm tăng chi phí cho người bệnh.

"Liệu pháp kháng sinh được sử dụng cho khoảng 56 % bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện Mỹ, nhưng được tìm thấy là không phù hợp trong gần một nửa các trường hợp này, và nhiều trường hợp trong số đó đã thất bại trong điều trị với các chẩn đoán không chính xác”.Filice và các đồng nghiệp đã phân tích 500 trường hợp bệnh nhân nội trú tại Trung tâm y tế Minneapolis VA. Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh xảy ra với 95% bệnh nhân  được chẩn đoán không chính xác hoặc không xác định, hoặc những người có triệu chứng xác định nhưng không có chẩn đoán.Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 18 tháng 5 trong  Infection Control & Bệnh viện Dịch tễ học , tạp chí  Hiệp hội Y tế Dịch tễ học của Mỹ

su-dungks

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 13 Tháng 6 2015 21:01

Đọc thêm...

You are here Tin tức