• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Cấp cứu đa chấn thương

  • PDF.

Bs CKI Trương Văn Sự - Khoa Ngoại CT

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 10 2014 20:28

Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng trái

  • PDF.

Ths Nguyễn Tải - Khoa Ngoại TH

Ung thư đại tràng là bệnh thường gặp trong ung thư đường tiêu hoá. Ung thư đại tràng trái (bao gồm từ phần trái đại tràng ngang đến hết đại tràng Sigma) chiếm tỷ lệ trung bình là 60% trong ung thư đại tràng. Điều trị ung thư đại tràng chủ yếu là phẫu thuật, các phương pháp khác chỉ là hỗ trợ. Trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng thì ung thư đại tràng trái đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khó hơn, thời gian mổ lâu hơn và tỉ lệ tai biến cao hơn so với đại tràng phải.

kdtt1

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI

1.1 Các mốc lịch sử phát triển phẫu thuật đại tràng.

- Năm 1783 A.Dubois làm hậu môn nhân tạo (HMNT) tại đại tràng sigma cho bệnh nhân ung thư trực tràng.

- Năm 1883, Reybard.J ở Lyon lần đầu thực hiện thành công cắt đại tràng Sigma nối lưu thông ruột tận tận cho một bệnh nhân nam 29 tuổi. Bệnh nhân này sau đó sống thêm 10 tháng và chết do tái phát. Đây là mốc quan trọng mở đầu cho quá trình phát triển của điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 19 Tháng 10 2014 20:02

Chăm sóc bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi

  • PDF.

ĐD Phạm Thị Huỳnh Công - Ngoại CT

A. ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG PHẪU THUẬT:

Bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi loại không di lệch hoặc di lệch vừa thường được điều trị bảo tồn:

- Bệnh nhân trẻ có thể được bó bột chậu đùi bàn chân và cho tập sớm.

- Bệnh nhân lớn tuổi, đa số được bó bột chống xoay

- Gãy liên mấu chuyển điều trị bảo tồn thường lành xương sau 3 -5 tháng nhưng biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi do nằm lâu.

lienmau1

Hình ảnh gãy liên mấu chuyển xương đùi phải

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 10 2014 16:41

Phơi nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Khám bệnh

1. Dự phòng sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp

Phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

tuvan1

Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân HIV

1.1. Các dạng phơi nhiễm:

  • Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…
  • Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.
  • Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
  • Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
  • Khác: phơi nhiễm với máu có HIV do bị người khác dùng kim tiêm chứa máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm v.v…..

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 10 2014 20:23

Lồng ruột trẻ em

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Vũ Phát - Khoa Ngoại TH

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 10 2014 15:17

You are here Tin tức Y học thường thức