• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Hoạt động mô hình mẫu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện khu vực miền trung và Tây Nguyên

  • PDF.

Khoa KSNK - 

Thực hiện kế hoạch của Cục quản lý khám, chữa bệnh – Bộ y tế và Bệnh viện Trung ương Huế về việc tiếp tục triển khai các hoạt động mô hình mẫu về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các Bệnh viện khu vực Miền trung và Tây nguyên, nhằm hỗ trợ rà soát công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được Bộ y tế và các tổ chức CDC/PATH hỗ trợ triển khai trong thời gian qua. Ngày 15/3/2023 Bệnh viện Trung ương Huế cùng chuyên gia CDC/PATH đã đến làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Mục tiêu của chuyến công tác nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật triển khai hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa ICU. Đồng thời khảo sát tình hình triển khai các hoạt động chung về KSNK của Bệnh viện và xác định các nhu cầu kỹ thuật cần hỗ trợ kỹ thuật.

ksnkqn1

Đọc thêm...

Tác dụng phụ trên hệ tim mạch của điều trị ung thư (phần 1)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hồng Phúc - 

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ tim mạch. Tác dụng phụ này tuy không thường gặp nhưng có thể gây những hậu quả sau: Ảnh hưởng tới việc điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống hay thậm chí là tử vong.

Dưới đây là một số bất thường về tim mạch mà người bệnh có thể gặp trong và/hoặc sau điều trị ung thư: Bệnh cơ tim và suy tim sung huyết, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bất thường màng ngoài tim.

Nếu như trong và sau điều trị, người bệnh có các triệu chứng sau: khó thở, choáng váng hoặc chóng mặt, cảm giác khó chịu ở ngực hoặc đau ngực, mệt mỏi, phù tay hoặc chân. Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng chăm sóc nếu như có bất kỳ triệu chứng nào kể trên

Nguyên nhân gây tác dụng phụ lên hệ tim mạch:

1. Xạ trị vào vùng ngực.

Một loạt các khối u ác tính được điều trị hiệu quả bằng bức xạ ion hóa, có thể ảnh hưởng lâu dài đến tim mạch bao gồm tổn thương mạch máu, van tim, màng ngoài tim và cơ tim, làm suy yếu sức khỏe lâu dài của những người sống sót. Các nghiên cứu dựa trên dân số đã phát hiện tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng lên hơn 15 năm sau khi xạ trị 15 năm. Xạ trị trung thất hoặc thành ngực có thể gây xơ hóa các mạch máu nhỏ, mô dẫn truyền và tế bào cơ tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim và tràn dịch. Ngoài ra, xạ trị có thể làm tăng xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim có thể gây suy tim. Đây là nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những người sống sót sau ung thư hạch, bao gồm bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim và bệnh xơ vữa động mạch. Ngăn ngừa bệnh tim do xạ trị phần lớn phụ thuộc vào việc tính toán liều xạ trị hiệu quả thấp nhất, vì độc tính trên tim tăng tuyến tính với liều bức xạ (không có ngưỡng an toàn rõ ràng). Xạ trị 3D sử dụng chùm bức xạ tập trung, xạ trị điều biến liều (IMRT) hoặc liệu pháp proton có thể giảm thiểu liều lượng bức xạ ion hóa tới các cấu trúc tim liền kề với khối u.

tacdungtim1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 22 Tháng 3 2023 16:40

Bệnh gout: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - 

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gout là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Gout là bệnh vi tinh thể, do sự lắng đọng tinh thể Monosodium Urate trong và xung quanh các mô khi nồng độ Urate vượt quá giới hạn nồng độ tan của chất này dẫn đến một hoặc nhiều biểu hiện sau

  • Viêm khớp do gút cấp
  • Bệnh gút cấp
  • Bệnh thận do gout
  • Sỏi acid uric

goutt

Xem tiếp tại đây

 

Viêm kết mạc khô (p.3)

  • PDF.

Bs CK2 Lê Thị Hà -

Sự phức tạp bao trùm của bệnh viêm kết giác mạc khô khiến việc chẩn đoán và quản lý chính xác trở nên khó khăn. Với sự phát triển của các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán chính xác cùng việc phát triển các loại thuốc tiềm năng mới mang lại tia hy vọng cho việc điều trị hiệu quả hơn căn bệnh phổ biến rộng rãi này.

Phần 3: Điều trị viêm kết giác mạc khô

Các phương pháp điều trị viêm kết mạc rất đa dạng. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng khô mắt, cải thiện sự thoải mái của bệnh nhân, trả lại bề mặt nhãn cầu và màng phim nước mắt về trạng thái bình thường, và ngăn ngừa tổn thương giác mạc. Điều trị có thể bao gồm từ giáo dục, thay đổi môi trường hoặc chế độ ăn uống, thay thế nước mắt nhân tạo, nút bịt lỗ lệ và thuốc chống viêm tại chỗ và/ hoặc toàn thân cho đến phẫu thuật.

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là loại thuốc nhỏ mắt có chất bôi trơn được sử dụng để điều trị tình trạng khô và kích ứng liên quan đến việc sản xuất ít nước mắt trong KCS. Nước mắt bôi trơn có sẵn dưới dạng sản phẩm OTC và thường là dòng điều trị đầu tay. Các tình trạng bệnh nhẹ cần sử dụng thuốc bôi trơn 4 lần một ngày trong khi các trường hợp bệnh nặng cần sử dụng với tần suất cao hơn (10 - 12 lần một ngày). Các sản phẩm OTC này chủ yếu khác nhau về thành phần, chỉ định và sự sẵn có của chất bảo quản. Các thành phần như cellulose và dẫn xuất polyvinyl, chondroitin sulfate, và sodium hyaluronate quyết định độ nhớt, thời gian lưu và độ bám dính của chúng trên bề mặt mắt

Sự gia tăng độ nhớt của giọt nước mắt kéo dài thời gian tác dụng, tuy nhiên nó dẫn đến tình trạng mờ mắt tạm thời. Các chất bảo quản được thêm vào các lọ đựng nước mắt nhân tạo đa liều để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng. Nhiều sản phẩm nhãn khoa có chứa chất bảo quản và nguy cơ tác dụng phụ tăng lên theo tần suất sử dụng chúng mỗi ngày và cũng như thời gian sử dụng chúng. Bác sĩ lâm sàng nên tính đến mức độ nhạy cảm của bệnh nhân với chất bảo quản, tần suất sử dụng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguy cơ nhiễm bẩn với sản phẩm không có chất bảo quản và chi phí khi đề xuất sản phẩm nước mắt nhân tạo.

d031abd7b65b6b05324a

Đọc thêm...

Hội chứng đau vai gáy

  • PDF.

Y sĩ Lê Bá Nguyện - 

I/ Đại cương:

Đau vai gáy là một chứng bệnh thường xảy ra do co cứng các khối cơ thang, và cơ ức đòn chủm khi gặp lạnh, sau khi vác nặng, do tư thế ( gối cao đầu lâu ngày, gối cao 1 bên) hoặc do bệnh lý ở cột sống cổ.

II/ Nguyên nhân:

- Tuổi cao (>60 tuổi)

- Yếu tố cơ học: Tư thế cột sống không đúng trong sinh hoạt và lao động (cúi nhiều, nghiêng lệch đầu nhiều, gối đầu cao khi ngủ, ngủ ngồi làm đầu lệch….); Do nghề nghiệp đầu chịu lực nhiều; chấn thương và các bệnh lý cột sống cổ.

III/ Triệu chứng thường gặp là :

Hội chứng đau cột sống cổ gồm :Đau cột sống cổ; Co cứng các cơ cạnh cột sống cổ; Hạn chế vận động cột sống cổ; Có tiếng lạo xạo cột sống cổ khi vận động.

Hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ : đau tăng khi ho, hắt hơi hoặc khi nghiêng đầu quá mức về bên đau, đau cột sống cổ lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tay, kèm theo tê, có cảm giác kiến bò

Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng gáy hay gặp vào buổi sáng; Chóng mặt mất thăng bằng; Ù tai, nghe như có tiếng xay lúa trong tai

Xem tiếp tại đây

 
You are here Tin tức Y học thường thức