• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Đào tạo nhân viên BV

Cập nhật kỹ thuật đặt catheter động mạch xâm lấn

  • PDF.

BS.CK1. Dương Văn Truyền - 

1. ĐẠI CƯƠNG:

-Đặt catheter động mạch là một thủ thuật thường gặp ở các đơn vị cấp cứu và hồi sức.

-Huyết áp động mạch là một dấu hiệu sinh tồn quan trọng và được theo dõi thường xuyên trên các bệnh nhân nặng. Phương pháp đo có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của số đo huyết áp và các biện pháp điều trị. Có nhiều phương pháp đo huyết áp khác nhau từ ngắt quãng-không xâm lấn đến liên tục-xâm lấn.

-Khi một lưu lượng máu đi xuyên qua các ĐM tạo nên một lực rung. Đo HA là đo áp lực sinh ra bởi một lưu lượng máu tác động lên thành động mạch. HA là kết quả của một áp lực sinh ra bởi nhịp đập của tim và sức cản mạch máu đi qua.

-Phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn là việc đưa trực tiếp một catheter vào trong lòng động mạch. Catheter này được nối vào 1 monitor qua trung gian 1 bộ phận dẫn truyền ( pressure transducer). Các tín hiệu HA sẽ được khuếch đại lên và cho ta hình ảnh dao động dạng sóng liên tục trên màn hình.

-Xung động của sóng huyết áp được cảm biến chuyển thành tín hiệu điện. Cường độ của tín hiệu tỷ lệ với huyết áp động mạch. Biểu đồ sóng huyết áp hiển thị trên monitor là tổng hợp của hai loại sóng nền (fundamental wave) sóng dội (harmonic wave). Sóng nền là sóng hình sin có tần số bằng với tần số tim. Sóng dội là bội số của sóng nền.

Xem tiếp tại đây

Xoắn dạ dày

  • PDF.

Ths.BS. Nguyễn Xuân Lâm - 

1. ĐẠI CƯƠNG

Xoắn dạ dày là một bệnh lý lâm sàng hiếm gặp. Năm 1886, Berti đã lần đầu tiên mô tả một trường hợp xoắn dạ dày sau khi thực hiện một ca mổ xác trên một bệnh nhân nữ. Xoắn dạ dày xảy ra khi dạ dày xoay ít nhất 180 độ quanh trục ngang hoặc trục dọc của nó. Nghẹt và hoạt tử dạ dày là biến chứng có thể xảy ra sau khi xoắn dạ dày tiến triển. Chấn đoán và xử trí kịp thời có thể làm giảm nguy cơ biến chứng và tử vong. Bệnh nhân có thể biểu hiện lâm sàng với đau bụng kết hợp với nôn và buồn nôn. Một số bệnh nhân khác có thể biểu hiện các triệu chứng của nhiễm trùng máu ở giai đoạn muộn của bệnh [1]

2. BỆNH HỌC

Khoảng 10-30% trường hợp, xoắn dạ dày được cân nhắc do nguyên nhân tiên phát, gây ra bởi sự suy yếu của các dây chằng của dạ dày. Trong phần lớn các trường hợp còn lại, xoắn dạ dày xảy ra do các bất thường giải phẫu liên quan đến dạ dày, lách và cơ hoành, trong đó thường gặp là: thoát vị hoành và bất thường chức năng của dạ dày. Xoắn theo trục cơ quan, được mô tả bởi Singleton, là kiểu xoắn dạ dày thường gặp hơn, xảy ra khi dạ dày xoắn theo trục dọc từ chỗ nối tâm vị-thực quản đến môn vị. xoắn theo trục mạc treo ít gặp hơn và xảy ra khi dạ dày xoắn theo trục ngang song song với mạc nối nhỏ [2].

Đọc thêm...

Tạo nhịp hệ thống dẫn truyền

  • PDF.

Bs Trương Duy Nghĩa - 

I. Tổng quan

Bệnh rối loạn nhịp chậm là một trong các bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực tim mạch. Hiện nay, cấy máy tạo nhịp tim là phương pháp rất hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp chậm. Phương pháp tạo nhịp tim ở mỏm thất phải là phương pháp kinh điển, được áp dụng trên nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên, tạo nhịp mỏm thất phải còn tiềm ẩn nhiều vấn đề như gây mất đồng bộ về mặt điện học và cơ học cho tim, tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, suy tim, tử vong. Một số vị trí cấy điện cực khác trong thất phải như vùng vách liên thất và đường ra thất phải đã được nghiên cứu với kỳ vọng làm giảm sự mất đồng bộ điện học và cơ học trong thất so với tạo nhịp mỏm thất phải. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng dài hạn của tạo nhịp vùng vách liên thất hoặc đường ra thất phải chưa được chứng minh vượt trội hơn so với tạo nhịp mỏm thất phải.

Tạo nhịp tái đồng bộ tim với các điện cực đặt ở hai tâm thất là một phương pháp đã được chứng minh có ưu điểm trong việc tái đồng bộ điện học và cơ học cho hai thất, nhằm giảm biến cố tim mạch cho bệnh nhân suy tim nặng so với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, có một tỷ lệ bệnh nhân không đặt được điện cực xoang vành hoặc không đáp ứng với tạo nhịp tái đồng bộ tim. Trên cơ sở đó, ý tưởng cấy điện cực tạo nhịp hệ thống dẫn truyền nhĩ thất của tim - CSP (Conduction system pacing) gồm: Tạo nhịp bó His (HBP- His bundle pacing) hoặc tạo nhịp bó nhánh trái (LBBAP - Left Bundle Branch Area Pacing), để tạo nhịp trực tiếp vào hệ thống dẫn truyền, nhằm tối ưu nhất tình trạng đồng bộ điện học và cơ học cho tim, đã ra đời và mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân có chỉ định cấy máy tạo nhịp.

dan truyen

Xem tiếp tại đây

 

Giảm tiểu cầu trong khoa Chăm Sóc Đặc Biệt

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Giới thiệu

Tiểu cầu là những tế bào không có nhân có nguồn gốc từ megakaryocyte, tế bào tiền thân khổng lồ trong tủy xương. Chúng có tuổi thọ từ 7–10 ngày và số lượng của chúng được duy trì ở trạng thái ổn định cân bằng với quá trình sản xuất tủy xương. Điều đáng chú ý là tiểu cầu trải qua các biến thể về số lượng và chức năng theo nhịp sinh học ở những đối tượng khỏe mạnh. Trong ngày, số lượng tiểu cầu tăng 5% và các kiểu hoạt động rõ rệt hơn vào buổi sáng.

Tiểu cầu chủ yếu được công nhận vì vai trò cầm máu của chúng, dựa trên số lượng tiểu cầu lưu thông và tính toàn vẹn chức năng của chúng. Chúng tuần tra thành mạch và bám dính vào các bề mặt bị thay đổi khi được kích hoạt bởi yếu tố von Willebrand (vWF) và collagen. Sau khi được kích hoạt, tiểu cầu giải phóng các thành phần hạt của chúng, bao gồm adenosine diphosphate (ADP), để tuyển dụng thêm tiểu cầu lưu thông và khuếch đại hoạt hóa và kết tập tiểu cầu, do đó góp phần vào cục máu đông cầm máu.

Hơn nữa, tiểu cầu là tế bào điều hòa miễn dịch, do vai trò quan trọng của chúng trong việc lăn và xuyên thành của bạch cầu trung tính về phía các vị trí viêm và bằng cách triển khai các bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính để chứa các quá trình nhiễm trùng tại chỗ. Ngoài ra, hoạt hóa tiểu cầu là một phần của nhiều cơ chế huyết khối gây bệnh, bao gồm cả huyết khối miễn dịch được thấy trong bối cảnh phản ứng miễn dịch bị rối loạn.

tieucau1

Xem tiếp tại đây

Hạ áp lực nội sọ tự phát

  • PDF.

Bs Nguyễn Trung Hiếu - 

Giới thiệu

Áp lực nội sọ được kiểm soát bởi quá trình sản xuất, lưu lượng và hấp tu dịch não tủy. Nếu có sự thay đổi trong các quá trình này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong áp lực dịch não tủy, sẽ có biểu hiện của các triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là đau đầu. Hạ áp lực nội sọ tự phát (SIH) biểu hiện bằng đau đầu tư thế và dịch não tủy (CSF) thấp. Nguyên nhân cơ bản thường là rò rỉ dịch não tủy. 

Nguyên nhân

Rò dịch não tủy có thể là bẩm sinh hoặc chấn thương do khiếm khuyết màng cứng. Những khiếm khuyết này thường xuất hiện dưới dạng rò rỉ hoặc rách, dẫn đến rò rỉ dịch não tủy.

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến rò rỉ dịch não tủy, như:

  • Không có màng cứng xung quanh bao rễ thần kinh.
  • Rối loạn mô liên kết bẩm sinh gây ra bất thường về cấu trúc.
  • Lồi xương và thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Các túi thừa màng nhện này đặc biệt dễ bị rò rỉ dịch não tủy.
  • Chấn thương, phẫu thuật và dẫn lưu quá mức shunt dịch não tủy cũng có thể gây hạ áp lực nội sọ tự phát.

ha ap so

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức Đào tạo nhân viên BV