• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Đào tạo nhân viên BV

Viêm tuỵ tự miễn

  • PDF.

Bác sĩ Trần Phúc Huy – 

I. TỔNG QUAN

Viêm tuỵ tự miễn được mô tả lần đầu vào năm 1961 với tên gọi là “Viêm xơ cứng nguyên phát tuyến tuỵ” (primary inflammatory sclerosis of the pancreas). Khái niệm viêm tuỵ tự miễn (autoimmune pancreatitis-AIP) được Yoshida đưa ra lần đầu tiên vào năm 1995 và được chấp nhận trên toàn thế giới như một thể của viêm tuỵ[2].

AIP được đặc trưng về mặt mô học bởi thâm nhiễm lymphoplasmacytic lan tỏa, kèm theo viêm tĩnh mạch và xơ hóa kẽ. Bệnh nhân AIP thường mắc các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc vị trí khác. Mối liên hệ giữa viêm tụy mạn tính với viêm đường mật xơ cứng và hội chứng Sjogren đã được công nhận ngay từ năm 1984. Gần 20 năm sau, khái niệm về bệnh IgG4 toàn thân được đưa ra bởi Kamisawa và cộng sự. Họ đề xuất thuật ngữ “bệnh toàn thân liên quan đến IgG4” (IgG4related systemic disease-ISD) để mô tả tình trạng này. ISD được định nghĩa là một hội chứng đặc trưng bởi nồng độ IgG4 huyết thanh tăng, thâm nhiễm lympho plasmacytic nổi bật với tăng tế bào tương IgG4+ và xơ cứng dày đặc[3]. Các biểu hiện ngoài tụy bao gồm viêm xơ đường mật, xơ hóa sau phúc mạc, viêm hạch thận (khối u Küttner), hạch bạch huyết, viêm thận và viêm phổi kẽ.

vttm

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 21 Tháng 3 2025 08:01

Quản lý toàn diện polyp đại trực tràng ác tính

  • PDF.

BS. Phạm Tấn Trà – 

I. GIỚI THIỆU:

Thuật ngữ ‘polyp ác tính’ là để chỉ bất kỳ polyp nào của đại tràng hoặc trực tràng có các tế bào ác tính vượt qua lớp cơ niêm mạc. Nội soi đại tràng sàng lọc đã tăng lên và do đó, ngày càng phát hiện ra nhiều polyp ác tính hơn. Đồng thời, nhiều thiết bị và kỹ thuật nội soi mới tiên tiến được đưa vào sử dụng, đã mở ra những con đường mới để loại bỏ polyp ít xâm lấn nhưng lại làm phức tạp quá trình ra quyết định của các bác sĩ.

1. Dịch tễ:

Ung thư đại trực tràng phổ biến hàng thứ tư và nguyên nhân gây chết thứ ba trong cả nam và nữ giới trong các loại ung thư tại Hoa Kỳ.

Theo các thống kê gần đây, polyp ác tính chiếm khoảng 12% trong tổng số các polyp đại trực tràng. Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ngày càng tăng trùng với việc phổ biến sử dụng nội soi đại tràng sàng lọc. Theo dõi từ 2000-2011, tại đa trung tâm, chỉ ra rằng nội soi tầm soát tăng gấp 3 lần trong thập kỉ vừa qua. Bên cạnh việc phát hiện ra nhiều polyp ác tính, thì bệnh nhân được sàng lọc cũng phải đối diện với khả năng cắt bỏ bằng phẫu thuật nhiều hơn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ phẫu thuật cắt polyp lành tính và ung thư đại trực tràng đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000 -> 2014.

2. Yếu tố nguy cơ:

Nguy cơ phát triển polyp ác tính cũng tương tự như adenomas tiến triển và ung thư đại trực tràng.

Tuổi có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển u tuyến và ung thư. Tỷ lệ phát triển u tuyến tăng đặc biệt sau 50 tuổi và chính điều này đã đưa ra các hướng dẫn sàng lọc ở độ tuổi này. Nhưng nên nhận thức ung thư đại trực tràng ngày càng tăng nhóm dưới 50 tuổi và tỷ lệ mắc u tuyến nhóm 40-49 tuổi và 50 trở nên là như nhau.

Giới tính, chủng tộc: Người da đen có nguy cơ phát triển u tuyến triển triển cao hơn người da trắng. Phụ nữ thì nguy cơ lại thấp hơn nam giới, bất kể chủng tộc.

polypđt

Hình 1: Phân loại Haggitt với polyp có cuống

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 3 2025 15:40

Hướng dẫn chung của Hiệp hội sức khỏe tình dục và HIV Anh và Cao đẳng sản phụ khoa Hoàng gia về quản lý virus Herpes simplex trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Lê Vũ - 

Virus Herpes sinh dục (herpes simplex virus: HSV) HSV-1 hoặc HSV-2 là hai loại virus có thể gây bệnh ở phụ nữ mang thai có thể lây truyền sang con. Do đó, việc quản lý mẹ nhiễm HSV trong thai kỳ rất quan trọng.

1. Nguy cơ lây truyền qua trẻ sơ sinh khi mẹ bị nhiễm HSV

Herpes sơ sinh có thể do HSV-1 hoặc HSV-2 gây ra và HSV-1 cũng có thể mắc phải do tiếp xúc sau sinh, khoảng 52% trường hợp có thể do HSV-1 và 48% do HSV-2. Hầu hết các trường hợp herpes sơ sinh xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết âm đạo nhiễm bệnh khi sinh (75–85%) hoặc mắc phải sau sinh (10–25%), có thể xảy ra do tiếp xúc với nhiễm trùng herpes môi miệng, thường là từ người thân, bạn bè của cha mẹ hoặc có thể là nhân viên chăm sóc sức khỏe. Lây lan qua nhau thai ở những bà mẹ bị nhiễm virus trong máu rất hiếm, herpes bẩm sinh trong tử cung khoảng 5%.

Các yếu tố liên quan đến việc lây truyền herpes sơ sinh bao gồm nguyên phát/ thứ phát hoặc tái phát và thời điểm nhiễm trùng ở mẹ, không có kháng thể trung hòa từ mẹ truyền qua nhau thai, thời gian vỡ ối trước sinh, phương thức sinh như sinh thường hay hỗ trợ (giác hút, forceps). Nguy cơ lây truyền cao nhất khi phụ nữ mang thai mắc nhiễm trùng mới (herpes sinh dục nguyên phát) trong quý 3 thai kỳ, đặc biệt là trong vòng 6 tuần sau sinh, vì sự lây truyền virus có thể vẫn tiếp diễn và em bé có khả năng được sinh ra trước khi phát triển kháng thể bảo vệ từ mẹ.

Hiếm khi, herpes bẩm sinh có thể xảy ra do truyền qua nhau thai. Các báo cáo ca bệnh cho thấy da, mắt và hệ thần kinh trung ương có thể bị ảnh hưởng và có thể có tình trạng chậm tăng trưởng thai hoặc thai chết lưu.

Dữ liệu từ Hoa Kỳ cho thấy khoảng 2% phụ nữ mắc phải HSV sinh dục trong thời kỳ mang thai và hầu hết các trường hợp nhiễm không có triệu chứng hoặc không được phát hiện. Khó phân biệt lâm sàng giữa nhiễm trùng HSV sinh dục tái phát và nguyên phát, vì nhiều đợt HSV đầu tiên được ghi nhận không phải là nhiễm trùng nguyên phát thực sự.

herpes

Xem tiếp tại đây

 

Gây mê nội soi lồng ngực trong thông khí 1 phổi

  • PDF.

Bs Dương Văn Truyền - 

gaymenoi

Xem tiếp tại đây

 

Các biến chứng của phẫu thuật tán sỏi thận qua da (PCNL), xử trí và dự phòng

  • PDF.

Bs Lê Văn Thức - 

Phẫu thuật tán sỏi thận qua da (PCNL) là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị sỏi thận lớn (>2 cm), sỏi thận gây biến chứng hoặc các trường hợp thất bại với tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), với tỷ lệ sạch sỏi dao động từ 70-95% sau một lần can thiệp [1]. Tuy nhiên, PCNL tiềm ẩn nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương cơ quan lân cận, với tỷ lệ biến chứng tổng thể từ 4% đến 50,8% tùy theo cách phân loại [2]. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo (AI) được biết đến như một xu hướng mới, hỗ trợ dự đoán và giảm biến chứng. Dựa trên y văn gần đây, bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện để tối ưu hóa kết quả điều trị PCNL.

1. Các biến chứng thường gặp

Các biến chứng của PCNL bao gồm:

a. Chảy máu: Biến chứng phổ biến nhất, với tỷ lệ truyền máu từ 0,43% đến 20% [3]. Chảy máu xảy ra do tổn thương mạch máu trong quá trình chọc kim, giãn đường hầm hoặc phá sỏi. Yếu tố nguy cơ gồm sỏi san hô, nhiều đường hầm, tổn thương thận nền, và kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm [4]. Một nghiên cứu trên 5803 bệnh nhân ghi nhận tỷ lệ can thiệp mạch là 0,8% [2].

soithan1

Hình 1 Giả phình sau tán sỏi qua da

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức Đào tạo nhân viên BV