• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Phục hồi chức năng gãy cổ xương đùi

  • PDF.

KTV Trần Yến Duy - Khoa PHCN

I. ĐỊNH NGHĨA

Gãy cổ xương  đùi là những loại gãy mà đường  gãy ở giữa chỏm và đường liên mấu chuyển.

II. NGUYÊN NHÂN

Gãy cổ xương đùi hay gặp ở người già và trẻ em do ngã đập mông va chạm vùng mấu chuyển lớn hoặc vùng xương chậu.

Người già chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy cổ xương đùi nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã trong sinh hoạt hàng ngày như té trong nhà tắm, vấp té khi thay quần dài ống, té khi đứng trên ghế để thắp nhang….Ngoài ra đôi khi còn gặp té ngã do tai nạn giao thông

Đối với trẻ em thường do tai nạn giao thông va chạm mạnh, trực tiếp vào mấu chuyển lớn hoặc xương chậu.

Một số ít gãy cổ xương đùi bệnh lý do ung thư nguyên phát, thứ phát sau ung thư vú ung thư giáp trạng, ung thư tiền liệt tuyến.

Một số biến chứng, thương tật thứ cấp hay gặp sau gãy cổ xương đùi: choáng chấn thương, loét do đè ép ở vùng cùng cụt, gót chân(do nằm lâu một vị trí), viêm phổi, viêm phế quản ứ đọng, huyết khối chi dưới. Ngoài ra giai đoạn muộn có thể gặp tiêu chỏm xương đùi, cứng khớp háng, co rút teo cơ, bàn chân xoay ngoài.

gayco

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 10 2015 19:18

Sự cố y khoa - nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trong giai đoạn hiện nay

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại TH

Người bệnh là đối tượng phục vụ của các cơ sở y tế, có nơi còn gọi là “khách hàng”. Cho dù gọi bằng cài gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là sự phục hồi về sức khỏe, nếu không thể thì cũng phải hạn chế các cơn đau và kéo dài sự sống.

Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực y tế cũng đã có những bước đột phá về các phương tiện chẩn đoán và điều trị, giúp “lộ diện” nhiều căn bệnh mà trước đây chưa thể phát hiện ra, giúp điều trị hiệu quả hơn và thời gian phục hồi được rút ngắn một cách đáng kể.

sucoy1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 10 2015 13:24

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

  • PDF.

KTV Doãn Thị Minh Duyên - Khoa HHTM

Lupus là một bệnh tự miễn mãn tính trong đó hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể. Kháng thể sản xuất ra tấn công các tế bào trong cơ thể dẫn đến viêm lan rộng và phá hoại mô.

Bất kỳ phần nào của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus vì các biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến da, khớp, não, phổi, thận, mạch máu và các cơ quan khác.

Lupus ban đỏ hệ thống hoặc SLE (Systemic lupus erythematosus) là bệnh phổ biến nhất của bệnh lupus.

Trong bệnh Lupus kháng thể được sản xuất sau đó chống lại các tế bào và các mô khỏe mạnh của cơ thể, gây viêm, đau và tổn thương ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Những kháng thể này, được gọi là các tự kháng thể, tự kháng thể đóng vai trò then chốt trong việc phát hoại các cơ quan và các mô bình thường trong cơ thể. Các tự kháng thể phổ biến nhất là kháng thể kháng nhân ANA (antinuclear antibody) bởi vì nó phản ứng với nhân của tế bào.

lupus12

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 10 2015 14:02

Theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Nhuận

Công tác điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu là một trong những công việc quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh. Ở người bệnh thở máy, ống nội khí quản thường gây tổn thương đường hô hấp trên, khí thở vào không đủ ấm, phản xạ ho khạc đàm bị hạn chế bởi ống nội khí quản cũng như dùng thuốc giảm đau an thần, bị trào ngược thức ăn. Từ đó các chất tiết ứ đọng nhiều trong đường hô hấp và dẫn đến các bệnh phổi nặng như viêm phổi, viêm phế quản, xẹp phổi, các biện pháp trong chăm sóc người bệnh thở máy nhằm mục đích bảo vệ phổi, ngăn ngừa và hạn chế các tác động có hại đến đường hô hấp. Những người bệnh có chỉ định thở máy là những bệnh nặng cần được theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục, kết hợp giữa quá trình theo dõi máy thở, theo dõi người bệnh và chăm sóc người bệnh thở máy để bảo vệ phổi. Chính vì vậy điều dưỡng là người luôn theo sát người bệnh và kịp thời phát hiện các biến chứng xảy ra trong quá trình thở máy.

thomaysan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 10 2015 13:27

Chế độ ăn uống trong một số bệnh thận

  • PDF.

Phòng Điều dưỡng

Chế độ ăn uống đối với người bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan trọng hơn. Nó có thể làm bệnh nặng lên: tăng triệu chứng phù nếu không ăn nhạt, thiểu dưỡng, suy kiệt nếu cân bằng nitơ âm tính trong suy thận mạn tính, lọc màng bụng ngoại trú liên tục.

1. Chế độ ăn nhạt

Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt

Ăn nhạt có 3 loại: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa, ăn nhạt ít

1.1. Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200- 300mg, tương đương với  9-13 mmol. Thường lượng này đã có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần:

- Không dùng muối, nước mắm, mì chinh, bột canh 

- Chọn thực phẩm chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau quả ngọt. Ít thịt cá (khoảng 100g / ngày).

- Không dùng các thực phẩm nướng, rán có ướp muối, các dạng đồ hộp, pho mát (vì chứa nhiều muối).

- Ăn cơm và đường đơn điệu cũng không hợp lý vì sẽ mất cân đối thành phần các chất, gây thiểu dưỡng.

chedoanthan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 10 2015 16:51

You are here Tin tức Y học thường thức