• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Thành khẩn tiếp thu sự phê bình của đồng chí là cái thước đo đạo đức cách mạng, tinh thần vì dân vì nước của mỗi cán bộ.

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

Bác Hồ là mẫu mực tuyệt vời của con người mới Việt Nam, của con người xã hội chủ nghĩa. Những lời giáo huấn, những cử chỉ ân cần của Bác bao giờ cũng chứa đựng những bài học sinh động, sâu sắc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Học Bác để “lòng ta trong sáng hơn”.

Nhân việc bình bầu, xếp loại cuối năm, tôi xin kể câu chuyện Bác đã dạy chúng ta về tinh thần tự phê bình và phê bình, nhất là đối với cán bộ, đảng viên.

Câu chuyện như sau:

Năm 1968 Đảng ủy Quân chủng Phòng không – Không quân họp kiểm điểm sự lãnh đạo của tập thể Đảng ủy và kiểm điểm riêng từng đồng chí. Cả ngày hôm trước mới xong phần kiểm điểm sự lãnh đạo của tập thể Đảng ủy và góp ý kiến vào bản tự kiểm điểm của anh Đặng Tính – Bí thư Đảng ủy và anh Phùng Thế Tài – Tư lệnh.

bacho11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 11 2015 20:04

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau điều trị

  • PDF.

ĐD Huỳnh Lệ Kiên - Khoa Ung bướu

Chế độ ăn là một phần quan trọng của việc điều trị ung thư. Ăn uống hợp lí có thể giúp người bệnh tốt hơn và giữ được sức khỏe tốt hơn.

I. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư:

- Do bệnh lý: ung thư là do bệnh lý ác tính của tế bào, các tế bào này khi bị kích thích tăng sinh một cách vô hạn không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Bệnh ung thư được hình thành từ các khối u, các khối u này phát triển nhanh, không rõ giới hạn, xâm lấn ra xung quanh và thường di căn xa. Có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể đặc biệt là khối u đầu, mặt, cổ và những khối u ở đường tiêu hóa gây ra cản trở dinh dưỡng đối với bệnh nhân.

anungth1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 11 2015 07:02

Nhân viên y tế và Ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS

  • PDF.

Khoa Khám bệnh

HIV/AIDS (Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired Immuno Deficiency Syndrome -Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) đang là một đại dịch nguy hiểm, một hiểm họa cho tính mạng con người, nó gây ra những hậu quả trầm trọng về kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia và tương lai của giống nòi. Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ YTế, tính đến ngày 17/4/2013 trên cả nước có 210.612 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 54.485 người tử vong.Theo dự báo, nếu không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua, Việt Nam lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

hivv2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 11 2015 16:53

Chấn thương thần kinh thị giác

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

Chấn thương thần kinh thị giác là một chấn thương ít gặp trong các chấn thương đầu mặt.  Theo Robert  A.Sofferman, tổn thương thần kinh thị giác chiếm 5% trong tất cả bệnh nhân có chấn thương đầu mặt. Tại Việt Nam, theo Hoàng Lương và Nguyễn Văn Đức thì chấn thương thần kinh thị chiếm khoảng 5% trong tổng số chấn thương đầu mặt. Tuy nhiên nếu chúng ta không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, đó là mất thị lực hoàn toàn. Dù vậy, trong nhiều trường hợp chẩn đoán chấn thương thần kinh thị giác có thể bị trì hoãn do sự hiện diện của các chấn thương nghiêm trọng khác.

Chấn thương thần kinh thị được chia làm hai loại:

  • Chấn thương thần kinh thị trực tiếp
  • Chấn thương thần kinh thị gián tiếp

chanthuong tg1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 11 2015 08:19

Các biện pháp để cải thiện tốt chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong thời gian hoá trị .

  • PDF.

ĐD Đõ Thị Mỹ - Khoa Ung bướu

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Người bệnh ung thư có nguy cơ suy kiệt rất cao vì bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần và cả quá trình điều trị gây ra.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình hóa trị có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh và sống khỏe hơn. Tuy nhiên có nhiều triệu chứng bất lợi xuất hiện trong và sau quá trình hóa trị ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh. Chẳng hạn như mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, đau đớn, cúm, buồn nôn... khiến họ chán ăn, sụt cân. Vì vậy nên thay đổi cách chế biến thực phẩm theo hướng kích thích vị giác, không dùng ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc nặng mùi.

1. Đối với những người mất cảm giác thèm ăn, nên: 

  • Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 6 bữa ăn đều đặn trong ngày.
  • Chuẩn bị sẵn thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày.
  • Mỗi phần thức ăn đều nên chọn theo chế độ có protein và năng lượng cao.
  • Mang theo bữa ăn nhẹ để tiện dùng mọi lúc mọi nơi.
  • Ăn những món ăn kích thích vị giác, thay đổi cách thức chế biến, sử dụng thức ăn mát thay vì đồ ăn nóng. Khi có việc phải đi xa hãy mang các món ăn bạn yêu thích hoặc gọi thức ăn sẵn. Nên thử các món ăn mới vì khẩu vị của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian

dinhduon1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 19 Tháng 11 2015 20:52

You are here Tin tức Y học thường thức