KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - PHCN
Y học thường thức
Phục hồi chức năng sau gãy xương bánh chè
- Thứ bảy, 16 Tháng 1 2016 19:01
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4962
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 16 Tháng 1 2016 19:08
Chlamydia trachomatis – bệnh đường sinh dục mới nổi
- Thứ hai, 11 Tháng 1 2016 15:07
- Biên tập viên
- Số truy cập: 7760
CN Trình Thị Diễm Trinh – Khoa Vi Sinh
Chlamydia trachomatis (C.trachomatis) là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gen di truyền của C.trachomatis có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. C.trachomatis cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Đây là một căn bệnh được y tế Hoa Kỳ khuyến cáo là đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục trong ba năm gần đây tại quốc gia này và có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm C.trachomatis được phát hiện. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%.
Vấn đề nhiễm khuẩn do C.trachomatis mới được chú ý ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Các xét nghiệm khẳng định bệnh cho đến thời điểm vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Một vài nghiên cứu đưa ra tỷ lệ từ 1-30% các trường hợp đến khám phụ khoa nghi do ra dịch đường âm đạo bất thường. Tỷ lệ này cũng đáng quan tâm vì trong đời người phụ nữ cũng phải vài lần có những dấu hiệu ra dịch bất thường như vậyđường âm đạo .
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 11 Tháng 1 2016 15:18
Can thiệp mạch vành qua da có cải thiện tỷ lệ sống còn lâu dài ở bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định hay không?
- Thứ bảy, 09 Tháng 1 2016 17:36
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4474
Bs CK2 Trần Lâm
Trong nhồi máu cơ tim (NMCT) ST chênh lên, can thiệp mạch vành qua da (PCI - Percutaneous coronary intervention) làm tăng tỷ lệ sống còn, trong NMCT không ST chênh lên, PCI cải thiện sống còn lâu dài và giảm cả biến cố tim sớm và muộn. Còn trong bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định (BTTMCBÔĐ), PCI làm giảm đau thắt ngực và giảm mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhưng ích lợi của nó trên sống còn lâu dài vẫn còn chưa chắc chắn.
Dữ liệu quan sát từ những nghiên cứu (N/C) sổ bộ lớn cho thấy PCI cung cấp lợi ích sống còn trong số những bệnh nhân (BN) bị bệnh tim vành. Tuy nhiên, những phân tích gộp bao gồm cả những N/C quan sát và ngẫu nhiên lại cho những kết quả trái ngược nhau, chủ yếu là do những khác biệt về phương pháp nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn mẫu, và phương pháp can thiệp...
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 1 2016 17:44
Nội soi mật tụy ngược dòng – ứng dụng điều trị đối với các bệnh lý đường mật tụy
- Thứ sáu, 01 Tháng 1 2016 14:29
- Biên tập viên
- Số truy cập: 9634
Bs Dương Chí Lực
Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi tắt là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography) là một kỹ thuật chuyên biệt sử dụng ống nội soi mềm đưa qua thực quản, dạ dày đến đoạn DII của tá tràng để quan sát và đánh giá hình dạng của đường mật tụy với sự kết hợp của XQ. Qua đó có thể can thiệp điều trị khi có chỉ định.
1. Lịch sử
Có thể xem người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật ERCP là bác sỹ Lee Gillette khi ông sử dụng ống nội soi cứng báng gấp để soi đến tá tràng vào năm 1945, sau đó đưa catheter vào nhú tá lớn để chụp hình đường mật và đã thấy được sỏi. Nhưng mãi đến năm 1968, William S. McCune cùng cộng sự tại Đại học George Washington đã đặt phát triển kỹ thuật này và kết hợp với Quang tuyến để chụp được hình đường mật tụy. Từ đó, kỹ thuật này được chú ý nhiều hơn và cho đến năm 1973,1974 Bác sĩ Kawai (Nhật), Bác sĩ Classen và Demling (Đức) đã ứng dụng cắt cơ vòng Oddi qua ERCP, sau đó là cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật nãy đã mở ra một bước ngoặc mới trong điều trị các bệnh lý đường mật tụy. Đến năm 1978, ERCP được ứng dụng để lấy sỏi còn sót sau phẫu thuật, hoặc các trường hợp người bệnh già yếu, có nhiều nguy cơ trong phẫu thuật. Sau đó, trong một thời gian chứng minh được vai trò của ERCP, kỹ thuật này được áp dụng để điều trị các bệnh lý sỏi đường mật ngay từ đầu.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 1 2016 15:04
Tình hình dịch HIV/AIDS và đáp ứng của ngành y tế
- Thứ năm, 17 Tháng 12 2015 18:45
- Biên tập viên
- Số truy cập: 5039
Bs CKI Trần Ngọc Hưng - Khoa YHNĐ
1. Tình hình dịch HIV/AIDS
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 31/12/2014, toàn quốc có 226.964 trường hợp nhiễm HIV (trong đó 71.433 người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS) và 71.368 trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã tử vong. Số người nhiễm HIV được phát hiện hằng năm có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao, với khoảng 12.000-14.000 trường hợp nhiễm mới mỗi năm.
Tính đến cuối năm 2014, 100% số tỉnh thành phố,98,9% số quận huyện và 80,3% số xã, phường đã có người nhiễm HIV. Một số xã,phường có số người nhiễm HIV cao gấp 10 lần số ca nhiễm trung bình của toàn quốc và tập trung chủ yếu ở các vùng xa và dân tộc thiểu số. Dịch HIV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao là người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 17 Tháng 12 2015 19:01