• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Chế độ tập luyện và một số điểm cần lưu ý đối với bệnh nhân sau mổ thay khớp háng nhân tạo

  • PDF.

Bs Hà Phước Mỹ - Khoa Ngoại CT

Giới thiệu :

Phẫu thuật thay khớp háng ngày nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn cho những người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Tuy vậy, sau phẫu thuật, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết, đặc biệt phải thực hiện các bài tập nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp sau phẫu thuật thì hiệu quả mang lại mới cao nhất.

Trên thực tế, do điều kiện bệnh nhân quá tải, người bệnh chưa được các bác sĩ dành thời gian nhiều để hướng dẫn, tư vấn chế độ vận động, tập luyện sau mổ một cách chi tiết. Vì vậy, bài viết này hy vọng phần nào giúp người bệnh sau mổ thay khớp háng có nhiều thông tin hơn, biết được các bài tập cơ bản, tránh một số động tác dễ gây trật khớp, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo.

Sơ lược về khớp háng.

khophang1

Khớp háng

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 10 2014 15:23

Hệ thống máy miễn dịch tự động COBAS E411 của Khoa Hóa sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Hóa sinh

Hệ thống miễn dịch nổi tiếng COBAS E411 của Roche Diagnostics được sản xuất tại nhật bản, là máy xét nghiệm miễn dịch hoàn toàn tự động, đáp ứng các nhu cầu quan trọng nhất đối với một hệ thống xét nghiệm miễn dịch: dể dàng sử dụng, đáng tìn cậy, linh hoạt và hiệu quả kinh tế cao. Máy tự động lấy mẫu và ủ thuốc thử, kết quả nhanh độ nhạy cao, có thể làm xét nghiệm cấp cứu bất cứ khi nào. Đặc biệt khay thuốc thử làm lạnh 18oC bảo quản thuốc thử ổn định hơn.

Cobas1

Máy miễn dịch tự động COBAS E411 analyzer

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 10 2014 17:42

Một số sai sót thường gặp trong kê đơn

  • PDF.

Ds Nguyễn Văn Ngọc

Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc theo Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh do Bộ Y tế ban hành yêu cầu chỉ định thuốc cần phải ghi dầy đủ, rõ ràng, không viết tắc không ghi ký hiệu, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, liều lượng dùng một lần, số lần dùng trong 24h, khoảng cách các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc…Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến … kê đơn thuốc như:

*Viết nhầm tên thuốc: Hiện nay trên thị trường thuốc Việt Nam có đến hàng ngàn tên thuốc gốc và biệt dược trong đó khi đọc lên nghe gần giống nhau như Ultracet (giảm đau) và Ultravist (cản quang); Piracetam (tăng cường tuần hoàn não) và Piroxicam (kháng viêm giảm đau)…

*Kê trùng tên hoạt chất: Trường hợp này cũng xảy ra không ít trong quá trình kê đơn thuốc của Bác sĩ. Một số chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt sau khi đã kê paracetamol 500mg nhưng lại kê thêm thuốc Panadol (thực chất cũng là paracetamol) làm cho liều dùng của thuốc tăng gấp đôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh có thể gây hoại tử gan khi sử dụng paracetamol quá liều.

*Thiếu hiểu biết: Hầu hết những sai sót này là do thầy thuốc không chú ý đến chống chỉ định và tương tác thuốc ví dụ: không nên sử dụng thuốc non steroid cho bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường dể dẫn đến giảm đường huyết quá mức; Khi dùng theophylin cho bệnh nhân hen suyễn không nên phối hợp với erythromycin, ciprofloxacin, cimetidin, diltiazem…sẽ xuất hiện tương tác thuốc làm tăng nồng độ theophylin trong máu (nồng độ theophylin >25µg/ml gây loạn nhịp – chết).

*Nhầm lẫn về liều lượng: Theo một nghiên cứu ở Mỹ trong số những sai sót về liều lượng thuốc, cho quá liều chiếm 41,8%, cho không đủ liều 16,5%. Đối với một số bệnh nhân đặt biệt như suy gan, suy thận, trẻ em, người cao tuổi cần phải căn cứ vào chức năng thận, gan hoặc tim mạch của người bệnh để điều chỉnh liều cho phù hợp.

*Chữ viết quá khó đọc, quá xấu: Đây là lỗi khá phổ biến hiện nay, một nghiên cứu đã thống kê có đến 50% số đơn thuốc không đọc được tên thuốc, liều lượng và cách dùng.Nhiều thầy thuốc chữ viết đã khó đọc lại viết rất cẩu thả, không rõ rang dẫn đến dịch sai rất nguy hiểm như: microgram (µg) đọc thành miligam (mg)…

toathuoc1

Đơn thuốc điển hình cho sự cẩu thả

Các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

1. Thực hành tốt bàn tay

Rửa tay sau khi:

  • Đi toilet.
  • Tiếp xúc với thực phẩm sống.
  • Đụng tay vào rác.
  • Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể.
  • Hút thuốc.
  • Đụng tay vào súc vật.
  • Mỗi lần nghỉ.

vstp1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 10 2014 08:02

Thoát vị thành bụng

  • PDF.

Bs Phạm Thanh Tùng - Khoa Ngoại TH

I, Định nghĩa:

Thoát vị thành bụng là một trạng thái bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong xoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng. Chỗ yếu của thành bụng là nơi mà thành bụng không có lớp cơ chỉ có lớp cân hay mạc che phủ.

II, Phân loại:

Các loại thoát vị thành bụng hay gặp:

1, Thoát vị bẹn đùi:

  • Thoát vị bẹn trực tiếp
  • Thoát vị bẹn gián tiếp
  • Thoát vị đùi

2, Thoát vị thành bụng trước:

  • Thoát vị rốn
  • Thoát vị thượng vị

3, Thoát vị vết mổ

4, Thoát vị vùng chậu:

  • Thoát vị bịt
  • Thoát vị đáy chậu

5, Thoát vị vùng lưng (hiếm gặp)

thoatvi1

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức