Khoa Dược
Rượu (ethanol) là một chất ức chế thần kinh trung ương. Do vậy cần tránh khi sử dụng thuốc cùng với rượu đặc biệt là các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương như: các thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ, các thuốc kháng histamin H1 qua được hàng rào máu não, các thuốc giảm đau có tác động lên hệ thần kinh trung ương, các thuốc ức chế acetaldehud dehydrogenase.
Sự tương tác này được giải thích là do sự chuyển hóa của rượu trong cơ thể:
Sau khi vào cơ thể, rượu được oxy hóa qua hai nấc, tạo acetaldehyd nhờ enzym alcol deshydrogense (ADH), sau đó acetaldehyd chuyển thành ion acetat nhờ enzym aldehyd deshydrogenase (ALDH). Sau khi uống rượu, nồng độ acetaldehyd trong cơ thể tăng, làm tăng các biểu hiện tác dụng phụ của chất này như: đỏ mặt, nhức đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh. Những biểu hiện tác dụng phụ của acetaldehyd được gọi là tác dụng gây sợ do rượu (tác dụng antabuse hay tác dụng disulfiram).
Các thuốc có tác dụng ức chế enzym aldehyd deshydrogenase càng làm tăng nồng độ của acetaldehyd làm tăng tác dụng gây sợ rượu. Một số thuốc chính gây tác dụng này có thể kể đến như:
- Thuốc sulfamid hạ đường huyết: Glibenclamid và Glipizid
- Thuốc chống nấm: Gliseofulvin và Ketoconazole
- Các thuốc ký sinh trùng nitroimidazole: Metronidazole, secnidazole, ornidazole, tinidazol và tenonitrozole. Cần chú ý Metronidazole rất được phối hợp trong nhiều thành phần các loại biệt dược khác nhau như: Rodogyl là thuốc chống nhiễm khuẩn kỵ khí hay Tergynan thường dùng trong phụ khoa.
- Một số alkyl hóa ngăn sự phát triển tế bào là procarbazine
- Một số kháng sinh họ cephalosporine dùng đường tiêm như cefamandole.
- Đặc biệt là thuốc Disulfiram có tác dụng ức chế aldehyd deshydrogenase mạnh nên tác dụng gây sợ rượu mạnh đây cũng là một cơ sở trong việc sử dụng Disulfiram để làm thuốc cai rượu.
Theo tạp chí Clinical pharmacy information