• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Xử trí Migraine ở phụ nữ có thai

  • PDF.

Bs Trần Sang - 

Nguyên nhân gây ra đau đầu migraine khi mang thai

Thay đổi nội tiết trong thai kỳ

Khoảng 15 đến 20 phần trăm phụ nữ mang thai bị đau đầu migraine. Hơn một nửa số phụ nữ nhận thấy đau đầu migraine của họ ít xảy ra hơn trong vài tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên có thể trầm trọng hơn sau khi sinh, trong thời kỳ hậu sản. Mặc dù đau đầu migraine có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho mẹ nhưng không gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển.

Các phụ nữ bị migraine trong thai kỳ thường xuyên nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, khi mức độ hormone, bao gồm cả estrogen, vẫn chưa ổn định. Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bi migraine. Sự cải thiện này có thể là do sự gia tăng estrogen và các hormone giảm đau tự nhiên (endorphin). Các hormone này cao hơn nhiều lần trong thời kỳ mang thai và mặc dù việc giảm các cơn  migraine có thể kéo dài trong cả thai kỳ, nhưng mức độ này sẽ ổn định trở lại sau khi sinh, thông thường cho phép các cơn migraine quay trở lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy sự cải thiện đau đầu migraine của mình. Một số phụ nữ bị migraine tồi tệ hơn khi mang thai mặc dù trường hợp này rất hiếm.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 1 2025 18:26

Hội chứng vàng da trong các bệnh nhiễm trùng

  • PDF.

BS Bùi Quốc Xết - 

I. ĐẠI CƯƠNG

Hoàng đảm là biểu hiện lâm sàng của tình trạng tăng nồng độ bilirubin trong máu trên mức bình thường, tạo ra triệu chứng vàng mắt và da. Hoàng đảm nhiễm khuẩn thường cần thiết có một chẩn đoán nguyên nhân khẩn trương nhằm có biện pháp điều trị kịp thời.

II. CƠ CHẾ HOÀNG ĐẢM

1. Tăng sản xuất bilirubin

Do tán huyết nhiều hơn bình thường có thể gặp trong sốt rét, nhiễm trùng huyết,các bệnh về máu...

2. Rối lọan quá trình thu nhận bilirubin vào tế bào gan

Gặp trong viêm gan nhiễm độc do thuốc (Rifamycin, novobiocin... ).

3. Rối lọan quá trình liên hợp do thiếu enzyme glycoronyl 

Gặp trong viêm gan, xơ gan, vàng da trẻ sơ sinh.

4. Rối lọan quá trình vận chuyển bilirubin vào đường mật 

Gặp trong xơ gan, viêm gan nhiễm độc thuốc (INH, oestrogen, halothane... ).

5. Tăng sinh đường mật - Viêm gan quản mật - Tắt nghẽn đường mật - Chèn ép đường mật: gặp trong xơ gan, sỏi mật, u đường mật, viêm cơ vòng odi, u đầu tụy,

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 02 Tháng 1 2025 08:14

Gia tăng các trường hợp đột quỵ não và nhồi máu cơ tim về mùa lạnh

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - 

Mùa đông năm nay đến muộn nhưng rét hơn mọi năm và thời gian rét cũng kéo dài hơn, vì vậy ngay mới đầu mùa đông tại khoa Cấp cứu – bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não (xuất huyết, nhồi máu não) và nhồi máu cơ tim. Nếu như những năm trước chỉ rải rác vài bệnh nhân trong tuần thì năm nay ngày nào cũng có 2 đến 3 bệnh, trong đó nhiều trường hợp rất nặng. Điều đặc biệt là bệnh có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện trên những người chưa từng có bệnh nền trước đây, điều này rất nguy hiểm vì người bệnh chủ quan nên không có biện pháp phòng ngừa trước.

Trường hợp 1:

Bệnh nhân nam 33 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, sau khi đi làm về tắm bằng nước lạnh, vừa vào nhà thì van đau đầu choáng váng rồi nôn và hôn mê nhanh chóng, được đưa vào khoa Cấp cứu ghi nhận huyết áp 240/120mmHg, Glasgow 6 điểm (bình thường là 15 điểm); kết quả chụp CLVT sọ não: xuất huyết cầu não lượng nhiều, đây là vị trí nguy hiểm nhất. Người nhà xin đi tuyến trên nhưng cũng tử vong sau đó.

giatang1

Hình ảnh chụp CLVT của bệnh nhân 33 tuổi xuất huyết cầu não (mũi tên)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 02 Tháng 1 2025 08:29

Liệu pháp hạ urat đầu tay cho bệnh gút: Thuốc ức chế Xanthine Oxidase hay phương pháp tiếp cận dựa trên cơ chế?

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - 

Đối với bệnh gút, thuốc ức chế xanthine oxidase (XO) là lựa chọn cho liệu pháp hạ urat đầu tay (ULT) theo Hướng dẫn năm 2020 của Học viện thấp khớp Hoa Kỳ về quản lý bệnh gút, trong đó khuyến nghị dùng allopurinol nhưng liệu đó có phải là phương pháp áp dụng cho tất cả bệnh nhân hay liệu pháp đầu tay nên được điều chỉnh theo cơ chế tăng axit uric máu của từng bệnh nhân? Hai chuyên gia về bệnh gút, Lisa Stamp: Tiến sĩ, bác sĩ thấp khớp và giáo sư y khoa tại Đại học Otago ở Christchurch, New Zealand, và Fernando Pérez-Ruiz: Tiến sĩ, bác sĩ tư vấn tại Khoa thấp khớp của Bệnh viện Đại học Cruces, Barakaldo, trưởng nhóm nghiên cứu về viêm khớp tại Viện nghiên cứu sức khỏe Biocruces, Barakaldo và phó giáo sư tại Khoa Y thuộc Khoa Y và Điều dưỡng tại Đại học Basque Country ở Leioa, Tây Ban Nha, đã tranh luận về câu hỏi này gần đây tại hội thảo nghiên cứu thường niên của mạng lưới bệnh gút, tăng axit uric máu và bệnh liên quan đến tinh thể.

urat1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:29

Mô hình đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

  • PDF.

BS Dương Thanh Trang Đài - 

Tái sử dụng các dụng cụ (DC) trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hửởng đến chất lựợng thăm khám và điều trị ngƣời bệnh của bệnh viện.

Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm là đơn vị khử tiệt khuẩn dụng cụ y tế được quản lý, vận hành dựa trên các quy trình thực hành theo hướng dẫn của AAMI ST79 và hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế). 

1. Các mô hình quản lý dụng cụ hiện nay

Có các loại mô hình quản lý dụng cụ như:

  • Các khoa tự quản lý dụng cụ và xử lý (làm sạch, đóng gói), chỉ gửi về hấ tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Các khoa quản lý dụng cụ, gửi về xử lý tập trung tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Dụng cụ được quản lý và xử lý tập trung về đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, khoa KSNK (CSSD).

mohinh1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:19

You are here Tin tức Y học thường thức