• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Cập nhật phác đồ sàng lọc dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hiền - Khoa Giải phẫu bệnh

ctc

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 8 2018 15:49

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

  • PDF.

Bs Phạm Thị Ny Na - Khoa Nội thận nội tiết

Thiếu máu là 1 biến chứng thường gặp trong giai đoạn sau của bênh thận mạn (CKD). Đây có thể là nguyên nhân của các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở. Sinh bệnh học của thiếu máu trong bệnh thận mạn khá phức tạp, nhưng 1 đặc trưng chính yếu liên quan đến sự khiếm khuyết erythropoietin. Thiếu sắt là yếu tố quan trọng thứ 2. Nói chung, thiếu máu thường tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng trong giai đoạn tiến triển của CKD. Một nghiên cứu cho thấy giá trị hematocrit (Hct) trung bình giảm khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút ở nam và <40 mL/phút ở phụ nữ. Thiếu máu nặng hơn (Hct <33%) phổ biến trong số bệnh nhân với mức lọc cầu thận <30 mL/phút/1,73 m2 ở phụ nữ và <20 mL/phút /1,73 m2 ở nam giới.Ở bệnh nhân đái tháo đường và CKD, thiếu máu có xu hướng nặng hơn và bắt đầu ở thời điểm sớm hơn trong CKD.

thieumau

Đọc thêm...

Kỹ thuật thay khớp vai

  • PDF.

Bs Dương Nguyễn Lộc - Khoa ngoại chấn thương

thaykhopvai

Xem tại đây

Hội chứng kích thích sớm (Phần 1)

  • PDF.

Bs Bùi Văn Bình - Khoa Nội tim mạch

Dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất thường qua nút nhĩ thất (AV) đến hệ thống His- Purkinje vào cơ thất. Bệnh nhân có hội chứng kích thích sớm có đường thêm vào được gọi là đường dẫn truyền phụ (accessory pathway) kết nối trực tiếp tâm nhĩ và tâm thất và nối tắt nút nhĩ thất. Dẫn truyền AV thông qua đường phụ gây ra hoạt động của tâm thất sớm hơn so với xung động truyền qua nút nhĩ thất; do đó gọi là kích thích sớm.

Đường phụ là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc là "đường" nối tắt nút AV đi vào hệ thống dẫn truyền chuyên biệt (ví dụ, bó His, nhánh phải hoặc trái hoặc một trong các bó hoặc kết thúc trực tiếp trong cơ tim.

Kích thích sớm qua bó nối tắt AV (bó Kent) tạo ra một mô hình điện tâm đồ được Wolff, Parkinson, và White mô tả vào năm 1930, và việc xuất hiện các cơn tim nhanh liên quan đến bó Kent cùng với đặc điểm điển hình trên ECG được gọi là hội chứng Wolff -Parkinson-White (WPW)

ktsom

Xem toàn bộ tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 8 2018 07:57

Kỹ thuật gây tê thần kinh trụ

  • PDF.

Bùi Ngọc Tài - Khoa GMHS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vô cảm là vấn đề bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo vô cảm tốt, an toàn cho người bệnh mà sự ảnh hưởng lên người bệnh là nhỏ nhất dưới tác dụng của thuốc gây vô cảm.

Đối với phẫu thuật chi trên mà vùng thần kinh trụ chi phối, thì có nhiều phương pháp vô cảm được đặt ra; trong đó gây tê thần kinh trụ là một phương pháp vô cảm đem lại hiệu quả cao về chất lượng vô cảm và ít gây tai biến cho người bệnh.

tetktru1

Đọc thêm...

You are here Đào tạo Tập san Y học