• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Áp dụng hướng dẫn trong cường cận giáp nguyên phát – hướng đi chưa được thực hiện đầy đủ

  • PDF.

Bs Phạm Thị Ny Na - Khoa Nội thận - nội tiết

Khi Viện Y tế Quốc gia tổ chức hội thảo đầu tiên tập trung trong chẩn đoán và điều trị cường cận giáp nguyên phát (pHPT) vào năm 1990, các nhà lâm sàng đánh giá cao biểu hiện kinh điển của rối loạn này, được chỉ rõ nhiều thập kỷ trước như là triệu chứng và tiến triển, nay đã không còn là điển hình của bệnh. Bệnh cường cận giáp nguyên phát được chẩn đoán với tần suất ngày càng tăng ở những bệnh nhân không có triệu chứng và những người giảm khối lượng xương là các phát hiện lâm sàng chính. Hướng dẫn xuất bản năm 1991 từ Hội nghị của Viện Y tế Quốc gia đầu tiên phác thảo tiêu chuẩn chẩn đoán và khuyến nghị điều trị cho cả pHPT có triệu chứng và không có triệu chứng và đặt ra một phác đồ để đề xuất khi nào phẫu thuật nên được đặt ra trong trường hợp bệnh không có triệu chứng. Trong 24 năm tiếp đó, các khuyến nghị này đã được cập nhật ít nhất 3 lần (năm 2002, 2009 và 2014) . Hiện nay, các chỉ định can thiệp phẫu thuật ở những bệnh nhân có pHPT không triệu chứng bao gồm ≤50 tuổi, canxi huyết thanh ≥1 mg/dL vượt quá giới hạn trên của bình thường, canxi niệu hơn 400 mg / 24 giờ, mức lọc cầu thận ước tính dưới 60 ml / phút / 1,73 m2, loãng xương được đo bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép và sỏi thận hoặc lắng đọng canxi ở thận được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh. Phải thừa nhận rằng những chỉ định này chủ yếu dựa trên ý kiến ​​chuyên gia thay vì dữ liệu từ các thử nghiệm ngẫu nhiên, bởi vì rất ít nghiên cứu như vậy được thực hiện ở bệnh nhân bị pHPT.

tuyengiaps

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 9 2019 17:08

Kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy

  • PDF.

Bs. LÊ NGÔ ÁI THẢO - Khoa Hoá sinh

(Squamous cell carcinoma antigen: SCCA)

Tổng quan

Tế bào vảy là thành phần chính của biểu bì nhưng nó cũng hiện diện trong lớp nền của đường tiêu hóa, phổi và các vùng khác của cơ thể.

scca

Hình 1: Tế bào vảy ở da

Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma: SCC) là một khối u ác tính của mô tế bào vảy. SCC xảy ra như là một dạng của ung thư trong nhiều loại mô, chủ yếu là phổi, cổ tử cung, âm đạo cũng như môi, miệng và thực quản.

Ung thư phổi tế bào vảy (Squamous cell lung cancer: SQLC) là một dạng ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-small cell lung cancer: NSCLC). NSCLC chiếm khoảng 80% ung thư phổi, và trong số đó, khoảng 30% là SQLC. SQLC liên quan nhiều nhất đến việc hút thuốc lá, với một nghiên cứu cho thấy 91% SQLC được quy cho việc hút thuốc lá.[1]

Khoảng 80% đến 90% ung thư cổ tử cung là ung thư tế bào vảy.

Ung thư đầu và cổ dùng để chỉ một nhóm các bệnh ung thư tương tự về mặt sinh học có thể xảy ra như trên môi, khoang miệng và mũi, họng và thanh quản. 90% ung thư đầu & cổ là SCC, có nguồn gốc từ màng niêm mạc (biểu mô) của những khu vực này.

Mặc dù có cùng tên, ung thư biểu mô tế bào vảy, nhưng các SCC ở những vị trí khác nhau có sự khác biệt rất lớn về triệu chứng biểu hiện, tiên lượng và đáp ứng điều trị.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 9 2019 19:02

Co thắt động mạch vành

  • PDF.

Bs Bùi Văn Bình - Khoa Nội TM

cothatvanh

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 9 2019 15:41

Dùng insulin trên bệnh nhân cao tuổi

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - Khoa Nội Thận nội tiết

dungins

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 20:08

Vấn đề truyền máu trước khi nội soi trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch

  • PDF.

Ths. Bs. Lê Thị Thu Trang - khoa Nội Tiêu hóa

Theo Hội nội soi tiêu hóa Châu Âu (ESGE: European Society of Gastrointestinal Endoscope) khuyến cáo sử dụng chiến lược truyền máu hạn chế với mục tiêu hemoglobin từ 7-9g/dl, có thể đưa mục tiêu hemoglobin lên cao hơn ở các bệnh nhân có bệnh kèm nặng (Ví dụ bệnh tim thiếu máu cục bộ).

Thông thường cần duy trì hemoglobin ở mức ≥ 7g/dl ở phần lớn các bệnh nhân (kể cả bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định) và ≥ 9 g/dl ở bệnh nhân có nguy cơ cao như có biến chứng của thiếu máu nặng, bệnh mạch vành không ổn định hoặc ở bệnh nhân nghi đang chảy máu tiếp diễn. Cần truyền bổ sung 1 đơn vị plasma tươi đông lạnh cho mỗi 4 đơn vị hồng cầu khối truyền vào.

Việc truyền hồng cầu khối khi xuất huyết nặng có thể cứu sống tính mạng bệnh nhân; tuy nhiên, điều này lại không đúng trong những trường hợp vừa và nhẹ. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng gần đây trên 921 bệnh nhân XHTH trên do tất cả các nguyên nhân, chiến lược truyền máu hạn chế (hemoglobin mục tiêu 9-11 g/dl) được so sánh với chiến lược truyền máu tự do (hemogobin mục tiêu 9-11 g/dl) đã cho kết quả như sau:

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ sống sau 6 tuần cải thiện có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (95% so với 91%; HR = 0,55; 95% CI: 0,33 - 0,92).

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ giảm tái xuất huyết thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (10% so với 16%; HR = 0,68; 95% CI: 0,47 – 0,98).

Trong 699 bệnh nhân XHTH trên không do vỡ giãn tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong ở nhóm truyền máu hạn chế có xu hướng thấp hơn so với nhóm truyền máu tự do (3,7% so với 6,9%, p = 0,065).

truyenmaunoi2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 19:47

You are here Đào tạo Tập san Y học