• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Mất vững khớp đội – trục

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Tân - 

I/Định nghĩa:

Mất vững khớp đội - trục (atlantoaxial instability - AAI) được xác định là sự dịch chuyển quá mức tại khớp giữa đốt đội (C1) và đốt trục (C2) do những bất thường của cấu trúc xương hoặc hệ thống dây chằng. Sự mất vững khớp đội - trục thường liên quan đến những tổn thương của mỏm nha (odontoid process) hoặc hệ thống dây chằng, đặc biệt là dây chằng ngang (transverse ligament).

Sự mất vững khớp đội - trục thường được xác định bằng khoảng cách giữa mỏm nha và bờ sau của cung trước đốt đội (atlas-dens interval; ADI). Trên phim X-quang quy ước, tư thế nghiêng, sự mất vững khớp đội - trục xuất hiện khi khoảng cách này > 3mm ở người trưởng thành và > 5mm ở trẻ nhỏ.

doitruc

Xem tiếp tại đây

Đau thần kinh toạ

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Thuỷ Tiên - 

1. Đau thần kinh tọa theo Y học hiện đại

1.1 Định nghĩa

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau. Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước     kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 trở lại đây cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam.

1.2 Giải phẫu sinh lí đám rối thần kinh thắt lưng cùng và dây thần kinh tọa

Giải phẫu

Đám rối thần kinh thắt lưng cùng được cấu tạo bởi các rễ vận động, cảm giác của đốt tủy L4, L5, S1, S2, S3 nằm phía trước của khớp cùng chậu, cho ra nhiều thần kinh trong đó có dây thần kinh hông to hay dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất, dài nhất của cơ thể, được tạo bởi sự hợp nhất các rễ thần kinh L4, L5, S1, S2, S3 trong đó cơ bản là hai rễ L5, S1.

Sinh lý

Dây thần kinh tọa chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho phần lớn chi dưới, chủ yếu là cẳng chân.

Xem tiếp tại đây

Chẩn đoán và xử trí sốc tim

  • PDF.

Bs CK1 Trần Vũ Kiệt - 

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI SỐC TIM

1.1 Định nghĩa sốc tim kinh điển

Chưa có một định nghĩa thống nhất về chẩn đoán sốc tim giữa các Hội Tim Mạch lớn trên thế giới.

Thử nghiệm SHOCK (1999)

Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có: Huyết áp tâm thu < 90 mmHg trong > 30 phút hoặc sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu > 90 mmHg. Có bằng chứng của tổn thương cơ quan đích (nước tiểu < 30ml/giờ hoặc đầu chi lạnh). Tiêu chuẩn huyết động: cung lượng tim < 2,2 l/phút và áp lực mao mạch phổi bít > 15 mmHg.

Thử nghiệm IABP - SHOCK II (2012)

Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có: Huyết áp tâm thu < 90 mmHg trong thời gian > 30 phút hoặc cần thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu > 90 mmHg. Có các biểu hiện sung huyết phổi và có bằng chứng tổn thương cơ quan đích ở > 1 trong các điểm sau: thay đổi tri giác, da đầu chi lạnh/ẩm, thiểu niệu < 30ml/giờ hoặc lactate máu > 2,0mml/L.

Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị suy tim ESC (2016)

Người bệnh suy tim cấp có: Huyết áp tâm thu < 90 mmg ở người đủ dịch trên lâm sàng kèm dấu hiệu giảm tưới máu trên lâm sàng: thiểu niệu, chi lạnh, rối loạn ý thức HOẶC xét nghiệm có toan chuyển hóa, tăng lactat máu, tăng creatinin máu.

Tóm lại: Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc tim nhấn mạnh đến các dấu hiệu: tụt huyết áp, giảm tưới máu cơ quan đích và giảm cung lượng tim.

1.2. Định nghĩa và phân loại sốc tim theo Hội Can thiệp Tim Mạch Hoa Kỳ (SCAI):

Năm 2019, Hội Can thiệp Tim Mạch Hoa Kỳ (SCAI) đã thống nhất với bốn tổ chức uy tín khác đưa ra phân loại sốc tim dựa trên ba đặc điểm gồm bệnh cảnh lâm sàng, sự thay đổi của dấu ấn sinh học và sự thay đổi của huyết động. Nhằm dễ dàng áp dụng trong lâm sàng hơn cũng như linh hoạt hơn trong thực hành, phân loại sốc tim được cập nhật năm 2022.

soctim1

Phân loại sốc tim theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ  2022

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 5 2024 16:00

Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hiệp hội Hồi Sức Tích Cực về đặt nội khí quản theo trình tự nhanh ở bệnh nhân hồi sức tích cực người lớn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

BỐI CẢNH

  • Đặt nội khí quản theo trình tự nhanh (RSI) được thực hiện trước khi đặt nội khí quản bằng thuốc gây mê an thần, và thuốc liệt cơ được tiêm tĩnh mạch liên tiếp một cách nhanh chóng.
  • RSI thường được thực hiện để quản lý đường thở cấp cứu ở khoa cấp cứu và các cơ sở chăm sóc đặc biệt để giảm nguy cơ hít sặc và tối ưu hóa các điều kiện đặt nội khí quản thành công.
  • Vẫn còn những khác biệt trong thực tiễn và nhiều câu hỏi chưa được giải đáp liên quan đến RSI bao gồm tư thế bệnh nhân lý tưởng, dự trữ oxy và giảm thiểu tình trạng thiếu oxy lúc đặt nội khí quản và hạ huyết áp, các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ hít sặc, thuốc gây tê, gây mê.
  • American College of Critical Care Medicine (ACCM) đã xây dựng một hướng dẫn đa ngành để phát triển các câu hỏi liên quan đến lâm sàng và giúp chuẩn hóa RSI cho các bác sĩ dựa trên đánh giá chuyên môn của các tài liệu hiện tại.
  • Hội đồng đa ngành bao gồm các dược sĩ, bác sĩ, y tá và bác sĩ hô hấp có nền tảng về hồi sức tích cực, cấp cứu, gây mê và y học ngoại viện.

noikhiquan

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 5 2024 10:29

Nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư nội trú

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Hoanh – 

Giới thiệu

Ung thư và nhiễm trùng có mối quan hệ phức tạp. Một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Ngược lại, bệnh nhân ung thư bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm một số bệnh nhiễm trùng hơn. Các bệnh nhiễm trùng thường thấy ở bệnh nhân ung thư đang thay đổi theo các phương thức điều trị ngày càng tiến bộ. Hiểu được mối liên hệ giữa ung thư và nhiễm trùng là cần thiết khi đánh giá các khuyến nghị điều trị hiện tại của các hiệp hội khác nhau. Nhiễm một số loại vi khuẩn và vi rút làm tăng nguy cơ mắc vài loại ung thư đặc hiệu. Ví dụ, virus viêm gan B, C, HPV, Helicobacter pylori lần lượt liên quan đến ung thư gan, cổ tử cung và dạ dày. Năm 2008, gần 16% các trường hợp mắc mới ung thư có nhiễm trùng trước đó. Các biện pháp y tế công cộng bao gồm vắc xin và kháng sinh có một tác động to lớn đến gánh nặng ung thư toàn cầu do nhiễm trùng. Có nhiều lý do khiến bệnh nhân ung thư có nguy cơ dễ nhiễm trùng hơn, chủ yếu do chính bệnh ác tính và do điều trị.

Các khối u ác tính đặc tăng nguy cơ nhiễm trùng thông qua tạo lỗ dò hoặc tắc nghẽn cơ học. Ở điều kiện bình thường, bề mặt niêm mạc đóng vai trò như một hàng rào giải phẫu ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các khối u đặc có khả năng gây bệnh thông qua các lỗ rò phế quản-màng phổi, khí quản-thực quản, bàng quang-âm đạo hoặc trực tràng-âm đạo. Những khối u này cũng có thể gây tắc nghẽn. Ví dụ, khối u phát triển cản trở đường thở, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm phổi sau tắc nghẽn. Viêm phổi sau tắc nghẽn có thể chồng lấn với viêm phổi mắc phải cộng đồng, gây khó khăn phân biệt trên lâm sàng tại thời điểm nhập viện. Sự tắc nghẽn do khối u ở đường mật, đường tiểu và đường ruột cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Mặc dù, phẫu thuật giúp cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư nhưng đồng thời cũng là yếu tố gây nhiễm trùng. Những thủ thuật y tế kết hợp với việc sử dụng ngày càng nhiều các dụng cụ y tế ở bệnh nhân nội trú cũng trực tiếp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện của bệnh nhân. Liệu pháp hóa trị và xạ trị cũng là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng do gây tổn thương bề mặt niêm mạc, giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm sau đó.

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV