• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đề tài NCKH

Đánh giá hiệu quả gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật vùng bụng

  • PDF.

CN Trần Thị Thủy - Gây mê Hồi sức

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

            Trong gây mê phẫu thuật, việc đảm bảo thông khí tốt là vấn đề quan trọng. Gây mê NKQ là phương pháp kiểm soát hô hấp hữu hiệu và chắc chắn. Tuy nhiên việc đặt NKQ cũng làm cho mạch nhanh, huyết áp tăng, đau họng, nuốt đau, khàn tiếng... Năm 1981, BS Gây mê Archie Brain người Anh đã phát minh ra Mask thanh quản (MTQ) và đưa vào sử dụng năm 1983. Từ đó đến nay MTQ đã được cải tiến nhiều lần và có nhiều loại MTQ đã chính thức đưa vào phát đồ kiểm soát đường thở khó, đặc biệt trong tình huống: “không đặt NKQ được, không thông khí được”, cho nên chúng tôi áp dụng gây mê MTQ trong phẫu thuật vùng bụng, bởi nó đem lại tính an toàn về hô hấp - tuần hoàn cho người bệnh. 

maskTQ1

Mời các bạn xem toàn văn tại đây

Tình hình băng huyết sau sanh phải truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam năm 2012

  • PDF.

Khoa Sản

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 500 ngàn phụ nữ chết hàng năm liên quan đến thai nghén và sanh đẻ, 99% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, trong số đó có 150.000 ca chết vì băng huyết sau sanh (BHSS) chiếm 25% tử vong mẹ. BHSS có thể xảy ra ngay sau sanh hay trễ hơn, có thể chảy máu ồ ạt, hay chảy máu kéo dài. Theo TS Vũ Thị Nhung (TP.HCM): "Trong số khoảng 30.000 sản phụ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương mỗi năm, băng huyết sau sanh chiếm tỷ lệ từ 1,5%-2%, trong đó có 35% phải truyền máu". Theo thống kê Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): "Băng huyết sau sanh là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, chiếm tỷ lệ từ 2%-10% tổng số ca. Khảo sát trong nhiều năm liền tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm có ít nhất 100 trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh trong tình trạng nặng".

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, BHSS chiếm tỉ lệ cao nhất trong 5 tai biến sản khoa, trong đó BHSS nặng vẫn thường là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và sức khỏe sản phụ. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tàì “Tình hình BHSS phải truyền máu năm 2012 tại  Bệnh viện Quảng Nam” với 2 mục tiêu:

  1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của các ca BHSS nặng cần truyền máu.
  2. Nghiên cứu các nguyên nhân gây BHSS và nhận xét các phương pháp xử trí BHSS cần truyền máu.

bhss1

Xem tiếp toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 21:07

Bước đầu đánh giá hiệu quả của gây tê tủy sống trong mổ cắt ruột thừa viêm qua nội soi tại BVĐK tỉnh Quảng Nam nhân 9 trường hợp lâm sàng

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

Hiện nay phẫu thuật nội soi là phương pháp được lựa chọn trong điều trị phẫu thuật RTV cấp. Trước đây phẫu thuật nội soi thường được tiến hành dưới gây mê nội khí quản nhằm đảm bảo cho bệnh nhân ngủ tốt, giảm đau và giãn cơ tốt, tạo thuận lợi thao tác cho phẫu thuật viên. Tuy nhiên phẫu thuật nội soi là phẫu thuật ít xâm nhập, với kinh nghiệm của phẫu thuật viên đã ngày càng rút ngắn đáng kể thời gian phẫu thuật. Cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật thì phương pháp vô cảm cũng phải ngày càng cải tiến nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu phẫu thuật cũng như sự an toàn cho bệnh nhân. Trong mỗi phương pháp đều có những bất lợi khác nhau; nhất là khi bệnh nhân có nhiều bệnh lý nội khoa kèm theo như bệnh lý tim mach, hô hấp, đái đường, suy gan, suy thận...thì gây mê toàn thân tỏ ra có nhiều bất lợi như bệnh nhân tỉnh chậm, suy hô hấp và nguy cơ nhồi máu cơ tim sau mổ cao, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi tỉnh. Mặt khác khi đặt ống NKQ còn gây kích thích hầu họng nên nguy cơ trào ngược cao đặc biệt ở những bệnh nhân có dạ dày đầy, đặt NKQ khó, đặt nhầm vào thực quản...Chi phí tiền cho gây mê gấp 10-15 lần so với gây tê. Nếu gây mê kéo dài thì làm tăng nhiễm độc với người bệnh làm cho quá trình hậu phẫu trở nên nặng nề (đặc biệt là những người già và những người có bệnh phổi phế quản mãn tính hoặc những người có bệnh lý gan thận, đái đường kèm theo).

gaymeRTV1

Mời các bạn xem tiếp toàn văn tại đây

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đặt mesh tiền phúc mạc điều trị thoát vị bẹn (TEP)

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Tải - Khoa Ngoại tổng hợp

Thoát vị bẹn là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở các cơ sở phẫu thuật và có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh này. Tỉ lệ tái phát là một yếu tố quyết định cho việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật. Đặt mảnh ghép qua mổ mở cho tỉ lệ tái phát thấp. Từ khi phẫu thuật cắt túi mật nội soi ra đời, cho đến nay phẫu thuật nội soi đã dần dần thay thế phẫu thuật mở trong nhiều loại phẫu thuật.

Phẫu thuật phục hồi thành bụng qua nội soi được thử nghiệm từ năm 1982 bởi Ger, đến năm 1989 được Bogajavalenski thực hiện trên người. Sau đó phẫu thuật này được các phẫu thuật viên thực hiện ngày càng nhiều và có nhiều cải tiến về kỹ thuật.

Hiện còn hai phương pháp mổ qua ngả nội soi là: phương pháp xuyên ổ bụng vào khoang tiền phúc mạc (TAPP: Transabdominal preperitoneal repair) và phương pháp ngoài phúc mạc (TEP: Total extraperitoneal repair). Phương pháp đầu có bất lợi là phải vào ổ bụng nên cần gây mê và có thể gây dính tạng về sau. Phương pháp ngoài phúc mạc giống như phương pháp mổ mở ngả tiền phúc mạc, nên phương pháp này cũng mổ được dưới gây tê vùng.  Từ thực tế trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT MESH TIỀN PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN (TEP)” với mục tiêu:

“Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn ”.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 10 2013 20:36

Nghiên cứu đối chiếu kết quả tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ và kết quả giải phẫu bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định độ nhạy, dộ đặc hiệu và độ chính xác của xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.

Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 72 trường hợp có u và tổn thương dạng u, được làm xét nghiệm tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ, sau đó đối chiếu với kết quả mô bệnh học.

Kết quả:  Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là: 81,8%, 96,7% và 94,4%. Tỉ lệ âm tính giả 18,2%, tỉ lệ dương tính giả 3,28%.

Kết luận: Xét nghiệm tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ là kỹ thuật đơn giản nhanh, ít tốn kém. Độ chính xác của xét nghiệm cao, giúp ích rất nhiều cho các nhà lâm sàng trong định hướng ban đầu và điều trị sau này cho bệnh nhân.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 10 2013 20:20

You are here Đào tạo Đề tài NCKH