• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đề tài NCKH

Bước đầu ứng dụng điều trị tắc ruột sau mổ bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Vương - Khoa Ngoại TH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tắc ruột: là sự ngưng trệ lưu thông trong lòng ruột. Các chất trong lòng ruột như hơi, dịch, đồ ăn, phân... không di chuyển được từ trên xuống dưới để tống qua hậu môn ra ngoài.

Tắc ruột sau mổ (TRSM) là cấp cứu thường gặp và cho đến nay vẫn là vấn đề nan giải trong ngoại khoa. Điều trị TRSM kinh điển là mổ mở cho những trường hợp mà điều trị bảo tồn không cải thiện hoặc trường hợp có dấu hiệu gợi ý tắc ruột kiểu thắt nghẹt. Mổ mở tuy đơn giản nhưng lại có nguy cơ tắc ruột về sau càng nhiều.

Năm 1991, Bastug lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị thành công 1 trường hợp tắc ruột do dính sau mổ. Từ đó đến nay, có nhiều báo cáo trên thế giới về điều trị tắc ruột bằng PTNS với những kết quả đáng khích lệ. Lợi thế xâm hại tối thiểu của PTNS trong điều trị tắc ruột làm cho bệnh nhân hồi phục nhanh và giảm được nguy cơ tắc ruột về sau.

tacruotnoisoi1

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 5 2013 10:13

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn cầm máu đông máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Ths Nguyễn Minh Tuấn - Khoa Huyết Học

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những rối loạn trao đổi chất đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn tính với các rối loạn chất béo, carbonhydrate và protein mà nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt hoặc sử dụng chất insulin một cách không đúng mức đã gây nên những rối loạn mạn tính trong cơ thể.

Hiện nay bệnh đái tháo đường được chia làm 2 loại chính: đái tháo đường type 1 và type 2. Cả 2 type của bệnh đề làm cho lượng đường trong máu luôn tăng cao. Điều này gây nên những thay đổi tính chất vậy lý của máu.

Hba1c

Đông cầm máu là biểu hiện của quá trình sinh học và sinh hoá, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu làm cho máu chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn. Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương.

Trong cơ thể luôn luôn tồn tại hai hệ thống một bên có xu hướng làm đông, một bên có xu hướng hạn chế làm đông nhờ sự cân bằng sinh lý. Một khi sự cân bằng sinh lý này mất đi sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch do huyết khối hoặc máu chảy kéo dài.

Ở bệnh nhân đái tháo đường do nồng độ glucose máu tăng cao và kéo dài đã ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh lý giữa quá trình đông máu và ức chế đông máu và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Nhận thức được tính nguy hiểm của vấn đề này chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn cầm máu đông máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Nam” với hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm các rối loạn cầm máu, đông máu ở bệnh nhân đái tháo đường. 
2. Khảo sát mối tương quan giữa một số yếu tố đông máu của huyết tương với nồng độ HbA1c.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 25 Tháng 5 2013 14:40

Đánh giá hình ảnh tổn thương động mạch vành qua chụp mạch xoá nền tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phạm Ngọc Ẩn, Trần Lâm, Nguyễn Lương Quang, Trần Quốc Bảo

TÓM TẮT:

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hình ảnh tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân thực hiện thủ thuật là 76,58±6,24, yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp (80,5%) rối loạn lipid máu (62,9%), đái tháo đường (25%), thuốc lá (29,6%). Tổn thương động mạch liên thất trước là thường gặp (39,8%). Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành là 46,4%, trong các thành phần của hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp là thường gặp nhất với 57,1%. Kết luận: Bước đầu triển khai chụp động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã mang lại những kết quả khả quan, tỷ lệ tử vong và biến chứng trong giới hạn cho phép. Cần sớm triển khai trắc nghiệm gắng sức, phẫu thuật tim để điều trị tối ưu cho những bệnh nhân mạch vành.

Machvanh1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 23 Tháng 5 2013 14:53

Sự kháng kháng sinh của Escherichia coli trên invitro tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam từ tháng 01/2010- 9/2011

  • PDF.

KTV Trần Thị Kim Loan

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Escherichia coli (E.coli) thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), là thành phần cơ bản trong phân vật chủ. Chúng chỉ gây bệnh khi bị lạc vị trí hoặc cơ thể bị suy giảm miễn dịch hoặc có vật cản như sỏi mật, u xơ tiền liệt tuyến v.v...  E. coli có thể gây nên bất cứ nhiễm khuẩn nào như: nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm màng bụng, màng phổi…E. coli đề kháng với nhiều loại kháng sinh.

Vì vậy trên lâm sàng, nhiễm khuẩn do Escherichia coli gây ra thường điều trị kém đáp ứng và sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh dẫn đến kết quả hạn chế, tốn kém.

Escherichia coli thuộc loại trực khuẩn Gram âm. Mọc được dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường không có chất ức chế, hiếu kị khí tùy tiện, làm đục canh thang sau 6-8h nuôi cấy. Đường kính khuẩn lạc từ 1,5-2mm, dạng S nhưng cũng có thể dạng R hoặc M.

khangthuoc
Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 5 2013 16:32

Nghiên cứu tăng glucose máu phản ứng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp

  • PDF.

Ths Bs Cao Thành Vân, Ths Bs Trình Trung Phong, Bs Hồ Ngọc Ánh

Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay còn gọi là đột quỵ, là một trong những bệnh lý cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng. Cho đến nay, tai biến mạch máu não vẫn là vấn đề thời sự cấp thiết của y học đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc bởi lẽ bệnh ngày càng hay gặp, tăng theo tuổi, tỉ lệ tử vong còn khá cao, ngay cả khi thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng, bệnh cũng để lại những di chứng nặng nề về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

tbmmn1

Tai biến mạch máu não gây ra nhiều rối loạn lâm sàng và cận lâm sàng phong phú, đa dạng. Trong đó, tăng glucose máu hay gặp trong giai đoạn cấp. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có khoảng 20-40% bệnh nhân có tăng đường huyết trong giai đoạn cấp của TBMMN. Một số nghiên cứu trong nước cho thấy tỉ lệ này là 20-60%. Các nghiên cứu cũng cho thấy tăng Glucose máu phản ứng có giá trị dự đoán tăng nguy cơ tử vong trong tháng đầu và tăng nguy cơ phục hồi chức năng kém ở những bệnh nhân TBMMN sống sót. Mặt khác, tăng Glucose máu phản ứng cũng gây không ít khó khăn cho vấn đề điều trị, đặc biệt là những trường hợp cần xử trí cấp cứu vì khó xác định tăng glucose máu đó có phải do đái tháo đường (ĐTĐ) sẵn có hay do phản ứng với tổn thương não cấp. Hơn nữa, tăng glucose máu gây toan hóa tổ chức, rối loạn chuyển hóa tế bào, gia tăng tính thấm của hàng rào mạch máu não... làm nặng thêm các tổn thương cho tổ chức não, tăng tỉ lệ tử vong và di chứng sau đột quỵ

Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu tăng glucose máu phản ứng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp” nhằm hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ và mức độ tăng glucose máu phản ứng ở Tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
2. Xác định mối liên quan giữa tăng glucose máu phản ứng với độ trầm trọng của bệnh.

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 5 2013 09:41

You are here Đào tạo Đề tài NCKH