Ds Lê Thị Diệu Hiền
Trong nhi khoa việc lựa chọn và sử dụng thuốc có nhiều điểm khác biệt vì ở giai đoạn này trong cơ thể trẻ em có nhiều cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ về chức năng ( đặc biệt là giai đoạn sơ sinh ) và có nhiều biến động cả về thể chất lẫn tâm lý ( giai đoạn dậy thì).Vì vậy việc lựa chọn một dạng bào chế với một đường dùng phù hợp là một việc làm rất cần thiết khi điều trị cho trẻ em .
- Đường uống
Đây là đường dùng phổ biến nhất, dễ thực hiện nhất với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên với trẻ em (dưới 5 tuổi), việc dùng các dạng thuốc viên thường khó khăn. Nên chọn các dạng thuốc lỏng (siro,dung dịch,hỗn hợp uống...). Nhược điểm của thuốc dạng uống cho trẻ em, đặc biệt ở nước ta rất khó phân liều chính xác theo lứa tuổi. Hầu hết các chế phẩm đều là dạng phân liều cho người lớn và phải bẻ hoặc cắt nhỏ khi dùng cho trẻ em.Các dạng thuốc dễ phân liều như dạng dung dịch, siro...lại đắt.trong trường hợp này, sự tham gia của dược sĩ trong việc chọn chế phẩm và cách chia liều là rất quan trọng.
- Đặt trực tràng
Đây là đường dùng thuận lợi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ ( dưới 3 tuổi), nhất là trong những trường hợp sốt cao, ốm nặng ( trẻ bỏ ăn, quấy khóc). Nhược điểm của dạng thuốc đặt trực tràng là không phải thuốc nào cũng có dạng bào chế này. Hơn nữa, điều kiện bảo quản khó khăn, đặc biệt là ở nước ta ( do khí hậu nóng và trang bị bảo quản lạnh chưa có ở mọi hiệu thuốc). Giá thánh đắt, sinh khả dụng không ổn định cũng là một vấn đề cản trở cho điều trị.
- Đường tiêm
Đường tiêm được ưu tiên cho trường hợp bệnh nặng, cấp tính và những trường hợp không dùng đường uống được ( hôn mê,tắc ruột,nôn,trẻ không chịu uống thuốc...).Ưu điểm của đường dùng này là dễ phân liều chính xác, sinh khả dụng bảo đảm. Nhược điểm là giá thành điều trị đắt, không tự thực hiện được, đau do tiêm làm trẻ sợ.
Trong các cách tiêm, tiêm tĩnh mạch là đường dùng ưu tiên cho trẻ em. Tiêm bắp không khuyến khích vì cơ bắp trẻ chưa phát triển đầy đủ nên sinh khả dụng có thể không ổn định và có thể gây tổn hại cơ bắp trẻ em. Tiêm dưới da không nên thực hiện vì khó chính xác. Khi sử dụng truyền tĩnh mạch, thể tích truyền mỗi lần phải phù hợp với lứa tuổi và cân nặng để tránh quá tải tuần hoàn.
- Đường hô hấp qua dạng khí dung
Khó khăn khi dùng cho trẻ em là chọn dụng cụ phù hợp. Việc phối hợp động tác thở khi xịt thuốc không thể làm được ở trẻ nhỏ ( dưới 8 tuổi); những trường hợp này nên dùng buồng phun. Sử dụng dạng phun mù luôn cần có người giúp đỡ cho trẻ, không nên để trẻ tự làm.
- 24/06/2017 22:51 - Nói không với thuốc lá hưởng ứng ngày thế giới phò…
- 24/06/2017 21:34 - Hưởng ứng ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết 15…
- 23/06/2017 03:17 - Điện năng lượng mặt trời-Giải pháp năng lượng cho …
- 21/06/2017 10:25 - Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)
- 30/04/2017 07:11 - Hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm
- 26/04/2017 17:24 - Bệnh glôcôm – phần nổi của tảng băng chìm
- 26/04/2017 17:11 - Hạ sốt bằng acetaminophen không làm giảm số ngày đ…
- 26/04/2017 16:49 - Ngày hen thế giới
- 24/04/2017 15:57 - Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2017: Hãy c…
- 24/04/2017 15:46 - Vitamin - sử dụng và nguy cơ