• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn đối với người bệnh suy giảm miễn dịch

  • PDF.

Phòng HCQT

1. KHÁI NIỆM SUY GIẢM MIỄN DỊCH

Suy giảm miễn dịch là khi cơ thể mất khả năng bảo vệ các tác nhân nhiễm trùng, gây hậu quả cấp tính, tái diễn hay mạn tính.  Suy giảm miễn dịch có 2 loại: tiên phát và thứ phát (mắc phải).

- Suy giảm miễn dịch tiên phát (primary immunodeficiency) là hậu quả của một hay nhiều thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch bị mất đi hoặc hoạt động không bình thường biểu hiện từ lúc sinh do những khiếm khuyết di truyền.

- Suy giảm miễn dịch thứ phát (Secondary immunodeficiency) là sự suy giảm của hệ miễn dịch do các bệnh xảy ra ở một người trước đó khỏe mạnh bình thường. Suy giảm miễn dịch thứ phát thường gặp hơn suy giảm miễn dịch tiên phát và thường xảy ra ở người bệnh nằm viện.

layyhoc1

2. VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH TẠI BỆNH VIỆN

Tại các cơ sở y tế hiện nay, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn gặp nhiều khó khăn. Kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh bị suy giảm miễn dịch là một thách thức do nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất xuống cấp, không đầy đủ, thiếu đồng bộ; nhân lực chưa đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.1. Nội dung cần lưu ý

2.1.1. Tại khoa Y học nhiệt đới

- Có buồng cách ly dành riêng cho người bệnh suy giảm miễn dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, ví dụ như HIV/AIDS,…đảm bảo đối tượng không bị lây nhiễm chéo đồng thời không lây nhiễm cho nhân viên y tế, cộng đồng.

- Trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ: Áo choàng, mũ, khẩu trang, kính, găng tay, áo choàng, tạp dề, ủng.

- Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh tay: Bồn rửa tay, xà phòng, hóa chất sát khuẩn tay nhanh tại mỗi phòng bệnh, hành lang, buồng cách ly.

- Hệ thống xử lý nước thải của khoa được nối với hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.

- Thực hiện các quy trình vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh.

- Tập huấn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về cách phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

2.1.2. Tại các khoa khác

- Có buồng cách ly dành cho những người bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm cao như: Bệnh nặng, già, suy kiệt, các bệnh về hệ miễn dịch, ung thư…

- Trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, kính, áo choàng, găng tay, tạp dề, ủng.

- Trang bị các phương tiện vệ sinh tay: bồn rửa tay, xà phòng, hóa chất sát khuẩn tay nhanh, nước khử khuẩn… tại các phòng bệnh, phòng cách ly, hành lang.

- Thực hiện các quy trình vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh.

- Tuyên truyền, giáo dục cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế.

- Hệ thống nước thải phải được kết nối với hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.

2.2. Biện pháp áp dụng

- Hướng dẫn, áp dụng phòng ngừa chuẩn đối với tất cả bệnh nhân nằm viện, tùy từng nhóm bệnh mà áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa bổ sung theo đường lây.

+ Phòng ngừa chuẩn bao gồm các nội dung chính sau:

  • Vệ sinh tay
  • Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến với máu, dịch tiết, chất tiết
  • Tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho
  • Làm sạch môi trường trong chăm sóc người bệnh
  • Khử, tiệt khuẩn đúng quy định các dụng cụ chăm sóc người bệnh
  • Xếp chỗ cho người bệnh thích hợp
  • Quản lý đồ vải phòng lây nhiễm
  • Thực hiện tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
  • Xứ lý chất thải đúng quy định

+ Phòng ngừa bổ sung (phòng ngừa dựa trên đường lây truyền) : Phòng ngừa này áp dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ có nhiễm những tác nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua tiếp xúc, qua không khí hoặc qua giọt bắn li ti. Ba phòng ngừa này có thể kết hợp với nhau cho những bệnh có nhiều đường lây truyền. Khi sử dụng đơn thuần hay phối hợp chúng phải được kết hợp với phòng ngừa chuẩn.

- Xây dựng và áp dụng đúng các quy trình và thường xuyên giám sát.

- Áp dụng kỷ thuật vô khuẩn khi chăm sóc bệnh nhân như tiêm chích, thay băng…

- Nhân viên y tế phải sử dụng thành thạo và thường quy các phương tiện phòng hộ cá nhân như : nón, khẩu trang , kính, áo choàng, tạp dề, ủng.

- Tiêm ngừa vắc xin cho nhân viên y tê khi chăm sóc các bệnh nhân có nguy cơ bị lây nhiễm cao như : Viêm gan siêu vi, Rubella…

2.3. Huấn luyện - đào tạo

- Nhân viên y tế được tập huấn, đào tạo tại chỗ hay đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng các poster, tờ rơi, hệ thống phát thanh nội bộ bệnh viện về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Phòng và giải quyết tốt các tai nạn nghề nghiệp

+ Chính sách tốt cho nhân viên y tế trước, trong và sau khi công tác.

+ Hướng dẫn quy trình xử lý khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp.

+ Cung cấp thuốc đầy đủ.

3. KẾT LUẬN

Nhiễm khuẩn bệnh viện trên người bệnh bị suy giảm miễn dịch là tình trạng nguy hiểm, làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng; nhân viên y tế có thể kiểm soát được nếu áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa bổ sung, phòng ngừa chuẩn.

Tài liệu tham khảo

  1. Website Thư viện học liệu mở Việt Nam. http://voer.edu.vn/m/suy-giam-mien-dich/c56f5582.
  2. Thông tư 18/2009/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 25 Tháng 8 2015 20:17

You are here Tin tức Y học thường thức Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn đối với người bệnh suy giảm miễn dịch