Bs Nguyễn Văn Tuấn - Khoa Ngoại TH
I. Đại cương
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) được xác định là một bất thường của bìu bởi sự kéo dài, giãn ra và xoắn quanh tinh hoàn của tĩnh mạch tinh hoàn trong bó thừng tinh.
GTMTT là phổ biến, chiếm khoảng 15% nam giới nói chung. GTMTT hiếm khi phát hiện trước 10 tuổi, 80% GTMTT xảy ra phía bên trái.
Một số giả thuyết được đưa ra để giải thích sự xuất hiện của GTMTT, bao gồm cả valves kém hoạt động và tăng sức đề kháng của dòng máu chảy qua đám rối tĩnh mạch thừng tinh, tạo ra hiệu ứng “dam-like” và tăng áp lực tĩnh mạch. GTMTT không gây ung thư và không đe dọa tính mạng, nhưng chỉ đơn giản là một hệ quả tiến hóa tư thế đứng thẳng của con người.
II. Triệu chứng
Hầu hết GTMTT không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên có thể gây khó chịu và đau bìu. Cơn đau này thường nhẹ đến trung bình, xảy ra lúc ngồi lâu, đứng lâu hoặc hoạt động nhiều và giảm đau khi nằm.
GTMTT không liên quan đến vấn đề đi tiểu hoặc rối loạn chức năng cương dương. Tuy nhiên, nó gắn liền với vô sinh nam.
Cuối cùng, khi trưởng thành, GTMTT có thể gây ra một “túi giun” ở bìu và gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
III. Chẩn đoán
1. Lâm sàng
GTMTT có thể được phát hiện thông qua tự kiểm tra hoặc trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kì. Bệnh nhân có thể nhìn hoặc sờ bìu có thể phát hiện GTMTT. Tập thể dục và đứng lâu có thể làm xuất hiện GTMTT. Tuy nhiên, trong trường hợp bìu dày hoặc co lại rất khó sờ thấy GTMTT.
Nghiệm pháp Valsalva: bệnh nhân thở sâu, giữ hơi thở và rặn trong khi bác sĩ cảm thấy bìu ở phía trên tinh hoàn.
2. Phân độ
GTMTT chia làm 3 độ khi khám lâm sàng:
- Độ I: nhỏ, sờ thấy khi làm nghiệm pháp Valsalva.
- Độ II: khá to, có thể sờ thấy không cần làm nghiệm pháp Valsalva.
- Độ III: giãn to, có thể quan sát rõ qua da bìu.
3. Cận lâm sàng
- Siêu âm doppler bìu có độ nhạy 85-100%, đặc hiệu 55%.
- Tinh dịch đồ giúp đánh giá gián tiếp GTMTT: Ở nam giới, bị GTMTT, 90% các mẫu tinh dịch có tình trạng giảm di động và 65% có giảm mật độ tinh trùng.
IV. Điều trị
Điều trị GTMTT là một cân nhắc phù hợp ở những bệnh nhân vô sinh, đau đớn hay teo tinh hoàn. Không có phương pháp điều trị y tế có sẵn để điều trị hoặc phòng ngừa. Có hai phương pháp chính để điều trị GTMTT:
- Phẫu thuật cột tĩnh mạch thừng tinh giãn:
- Thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh qua da xuôi dòng hay ngược dòng
1. Chỉ định điều trị
- GTMTT lớn và bằng chứng của một tinh hoàn nhỏ hơn ở phía bên GTMTT.
- GTMTT gây đau bìu.
- GTMTT với bất thường tinh dịch đồ.
2. Những lưu ý sau phẫu thuật
- Thời gian phục hồi sau phẫu thuật là nhanh chóng. Đau thường là nhẹ và tránh hoạt động gắng sức 10 – 14 ngày, có thể làm việc văn phòng 1 – 2 ngày sau phẫu thuật.
- Khám định kì với bác sĩ tiết niệu, kiểm tra tinh dịch đồ sau 3 – 4 tháng.
- Hiệu quả của điều trị GTMTT đối với khả năng sinh sản chưa rõ ràng. Một nghiên cứu cho thấy tinh dịch được cải thiện 60% ở những bênh nhân vô sinh. Ở những thanh thiếu niên, mà chỉ định điều trị là chậm phát triển tinh hoàn, thì hiệu quả trong 90% bệnh nhân.
- 27/10/2014 20:53 - Hen làm tăng nguy cơ mắc COPD, khí phế thủng
- 27/10/2014 12:15 - Thoái hóa khớp xương
- 26/10/2014 19:48 - Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa, t…
- 26/10/2014 19:17 - Kỹ thuật tiến hành sử dụng băng hút áp lực âm V.A.…
- 25/10/2014 10:02 - Thận - niệu quản đôi
- 21/10/2014 20:25 - Cấp cứu đa chấn thương
- 19/10/2014 19:19 - Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng trái
- 18/10/2014 16:29 - Chăm sóc bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi
- 17/10/2014 20:06 - Phơi nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV
- 16/10/2014 15:12 - Lồng ruột trẻ em