• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa, thiên tai Việt Nam

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp Cứu

Đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của hệ thống y tế Việt nam là dựa vào cơ sở y tế dân y và quân y để tổ chức tìm kiếm cứu, thu dung, cấp cứu và điều trị nạn nhân theo các tuyến điều trị.

thamhoa1

Tuyến thứ nhất: Sử dụng các tổ chức cơ động cứu hộ cứu nạn, tổ cấp cứu vận chuyển,… để tìm cứu, vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn, cấp cứu phân loại sơ bộ theo thứ tự ưu tiên, vận chuyển và tổ chức vận chuyển về các cơ sở điều trị theo chỉ định.

Tuyến thứ hai: Cấp cứu và điều trị tại y tế tuyến huyện hoặc các cơ sở y tế quân và dân y gần nhất. Tại đây thực hiện cứu chữa cơ bản và chuyên khoa nhằm cứu sống tính mạng các nạn nhân, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong do thảm họa.

Tuyến thứ ba: Điều trị tại các bệnh viện tuyến Tỉnh và Trung ương là thực hiện các biện pháp cứu chữa chuyên khoa nhằm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ tàn phế cho các nạn nhân.

Như thế, công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của một số nước trên thế giới hiện nay được tổ chức theo hai xu hướng:

Có tổ chức bộ máy riêng nằm ngoài ngành y tế, các tổ chức này chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau như: Tổ chức phòng vệ dân sự, tổ chức Liên bang điều hành đất nước trong điều kiện đặc biệt, cơ quan phòng cháy chữa cháy… Trong điều kiện bình thường các đợn vị này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức luyện tập với các tình huống thảm họa có thể xảy ra như các nước Mỹ, Pháp…

Tổ chức bộ máy nằm trong ngành y tế, các lực lượng này trong điều kiện bình thường tham gia các công việc chuyên môn thường xuyên, khi thảm họa xảy ra ra được tách ra làm nhiệm vụ cứu chữa nạn nhân do thảm họa như: Nga, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á.

Mặc dù cách tổ chức bộ máy riêng của ngành y tế các nước trên Thế giới có khác nhau trong ấp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa, nhưng đều có chung một mục tiêu là: Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong và tàn phế cho các nạn nhân, phục hồi một cách nhanh nhất tình trạngu ban đầu nơi xảy ra thảm họa.

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu, kế thừa những ưu điểm về tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của các nước, vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh của Việt nam để xây dựng các phương án đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa là hết sức cần thiết để không bị động khi có thảm họa xảy ra. Cơ cấu tổ chức hiện đang áp dụng ở nước ta đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên thực tế.

Tài kiệu tham khảo

  1. Nguyễn Văn Hưng (1998), “Một số vấn đề y học thảm họa và khắc phục hậu quả”, Bài giảng cho học viên cao học Tổ chức chỉ huy Quân y (1998).
  2. Lê Thế Trung (2004), “Y học thảm họa- các loại hình thảm họa và các thiệt hại gây ra”, Tạp chí Y học thảm họa và bỏng, Số 1/2004, Tr 7-11.
  3. Bùi Tuấn Khoa (2009), “Nghiên cứu mô hình tổ chức thu dung cấpcứu tai nạn hàng loạt do thảm họa của BV loại A Quân đội”, Luận án Tiến sỹ Y học, Hà Nội 2009.
  4. Emind Dhont (2007), “Kế hoạch tổ chức thu dung cấp cứu hàng loạt của bệnh viện Nữ Hoàng Astrid- Bộ Quốc phòng Bỉ”. Tài liệu do Nguyễn Quốc Tuấn dịch từ nguồn tài liệu do Bộ Quốc phòng Vương Quốc Bỉ cung cấp, Brussels, 2007.
  5. Isabella Renrd (2007), Kế hoạch cứu trợ y tế khẩn cấp”, tài liệu do Nguyễn Quốc Tuấn dịch từ nguồn tài liệu do Bộ Quốc phòng Vương Quốc Bỉ cung cấp, Brussels, 2007.
You are here Tin tức Y học thường thức Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa, thiên tai Việt Nam