• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

11 điều bạn chưa biết về mang thai song thai

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh -

(Lời khuyên được chia sẻ từ các chuyên gia)

Mang thai đôi là một điều may mắn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với mang thai đơn. Có những quan niệm khác nhau về đơn thai và đa thai mà các mẹ bầu và gia đình chưa quan tâm. Dưới đây là 11 câu hỏi thường gặp và được tư vấn bởi các chuyên gia.

Câu 1: Bạn có nhiều khả năng mang thai đôi một cách tự nhiên khi bạn ở độ tuổi 30 và 40.

Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng càng lớn tuổi thì càng khó thụ thai. Nhưng nó thực sự có thể làm cho khả năng mang thai đôi cao hơn. Các chuyên gia cho rằng : "Khi bạn 25 tuổi hoặc ở độ tuổi 30 và 40, chu kỳ rụng trứng không còn đều đặn nữa. Nếu bạn rụng trứng không đều đặn, bạn có thể rụng trứng hai nang cùng một lúc". Chưa kể, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng làm tăng cơ hội mang đa thai.

Câu 2: Nếu bạn mang song thai, bạn có thể cần thêm axit folic.

Các chuyên gia Hiệp hội Y học bào thai cho biết, khi bạn mang thai đôi, bạn có thể cần nhiều axit folic hơn để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và khuyên dùng 1 miligam axit folic mỗi ngày đối với thai kỳ song sinh và 0,4 miligam đối với thai kỳ đơn thai. Axit folic được biết là làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

11

Câu 3: Mang thai đôi đồng nghĩa với việc phải đi khám bác sĩ nhiều hơn.

Mang thai đôi cần theo dõi nhiều hơn so với mang thai đơn. Tùy theo, mang thai 2 nhau, 2 ối hay 1 nhau, 2 ối hoặc 1nhau, 1 ối, các cặp song sinh cũng có thể kiểm tra thường xuyên hai lần mỗi tuần khi bạn đến gần ngày dự sinh. Có những biến chứng của song thai cần can thiệp, các bạn sẽ có lịch hẹn theo dõi chặt chẽ hơn.

Câu 4: Tình trạng ốm nghén có thể trầm trọng hơn khi mang thai đôi.

Một trong những điều được cho là nguyên nhân gây ốm nghén là nồng độ gonadotropin cao hơn khi mang thai đôi, vì vậy phụ nữ mang song thai có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn trong ba tháng đầu. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ thuyên giảm trong vòng 12 đến 14 tuần của thai kỳ - ngay cả khi mang thai đôi. Phụ nữ mang thai song sinh phàn nàn về tình trạng đau lưng, khó ngủ và ợ chua nhiều hơn so với những người chỉ mang một con. Mang thai đôi cũng có tỷ lệ mẹ bị thiếu máu cao hơn và tỷ lệ băng huyết sau sinh cao hơn.

Câu 5: Xuất huyết nhỏ giọt có thể phổ biến hơn khi mang thai đôi.

Nếu xuất huyết nhỏ giọt không kèm theo đau bụng hay co thắt thì bạn không quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xuất huyết có kèm đau bụng dạng co thắt hoặc ra máu liên tục, nhiều hơn bình thường thì nên đi khám để được tư vấn sức khỏe tốt hơn.

Câu 6: Bạn không cảm thấy em bé đạp sớm hơn khi mang thai đôi.

Thông thường khi bạn mang thai đôi, chuyển động của thai nhi sẽ trở nên đáng chú ý hơn vào tuần 18 đến 20 của thai kỳ và điều này cũng đúng đối với trường hợp mang thai đơn thai.

Thời điểm bạn bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi thực sự phụ thuộc vào việc đây có phải là lần mang thai đầu tiên của bạn hay không. Nếu bạn đã từng mang thai, bạn sẽ biết chuyển động của thai nhi là gì, nhưng nếu bạn mang thai lần đầu, đôi khi bạn có thể nhầm lẫn với nhu động ruột của đường tiêu hóa.

Câu 7: Nếu bạn mang thai đôi, bạn có thể tăng cân nhiều hơn so với đơn thai

Với cặp song sinh, các bà mẹ tăng cân nhiều hơn vì có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn và mẹ cũng cần nhiều calo hơn khi mang thai đôi."

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn chưa có một công thức chính xác nào về việc tăng cân khi mang thai đôi. Mức tăng cân trung bình là 11kg đối với đơn thai và 13,6 – 16kg đối với song thai. Tuy nhiên các bà mẹ mang song thai tăng hơn 18 kg hoặc dưới 7kg.

Hướng dẫn tạm thời của Viện Y học về tăng cân ở phụ nữ mang thai đôi cho biết:

Phụ nữ có cân nặng bình thường nên đặt mục tiêu tăng 17- 24,5kg

Phụ nữ thừa cân nên đặt mục tiêu tăng 14- 22kg

Phụ nữ béo phì nên đặt mục tiêu tăng 11- 19 kg

Chính xác thì bạn nên tăng bao nhiêu cân? Tốt nhất bạn nên tư vấn bởi các Bác sĩ đang khám thai cho bạn vì mỗi lần mang thai đều khác nhau

Câu 8: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn khi mang thai đôi.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn khi mang thai đôi. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể có nghĩa là sinh con lớn hơn và cần sinh mổ - nhưng sinh đôi có xu hướng không phải là những đứa trẻ to lớn. Tuy nhiên, phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang song thai cũng khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này.

Câu 9: Nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao hơn khi mang thai đôi.

Mọi người thực sự không biết nguyên nhân tiền sản giật bắt đầu từ đâu nhưng hay gặp nhiều hơn ở những người mang thai đôi. Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu huyết áp cao, protein trong nước tiểu và đôi khi phù ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay. Nếu không phát hiện và theo dõi tốt, có thể gây sản giật và nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ mang thai.

Câu 10: Chuyển dạ và sinh có thể đến sớm khi mang thai đôi.

Hầu hết phụ nữ mang song thai đều chuyển dạ ở tuần thứ 36 đến 37, trái ngược với 40 tuần trong đơn thai, và một số thậm chí có thể chuyển dạ sớm hơn. Nếu cặp song sinh được sinh ra sau 34 tuần thì không có gì đáng lo ngại, nhưng một đứa trẻ sinh non vẫn là một đứa trẻ sinh non do đó, các cặp song sinh có nguy cơ sinh non cao hơn cũng như có các vấn đề về hô hấp ở mức độ cao hơn.Do được sinh ra quá sớm, các cặp song sinh có thể được sinh ra với cân nặng khi sinh thấp và những đứa trẻ như vậy có xu hướng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn những đứa trẻ sinh ra có cân nặng hơn 2500g.

Không có bằng chứng nào cho thấy việc nghỉ ngơi tại giường có thể ngăn ngừa chuyển dạ sinh non hoặc sinh non trong thai kỳ song sinh, và việc sử dụng các tác nhân để ngăn chặn chuyển dạ sinh non cũng chưa được chứng minh là có hiệu quả. Do đó, nguy cơ sanh non vẫn là thách thức mà các đơn vị sản khoa phải đối diện.

Câu 11: Việc sinh mổ có thể phổ biến hơn ở những trường hợp mang thai đôi.

Khả năng sinh mổ hoàn toàn cao hơn ở những trường hợp mang thai đôi. Tỷ lệ em bé ở ngôi mông trong các cặp song sinh cũng cao hơn so với các ca sinh đơn. Khi em bé ở tư thế ngôi mông, thường phải sinh mổ.Ngoài ra, đôi khi sinh thứ hai thường có những nguy cơ không lường trước được phải can thiệp bằng sinh mổ. Do đó, dỡ đẻ song thai nên được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và sinh tại tuyến có đơn vị hồi sức tốt cho mẹ và thai.

Nguồn: https://www.webmd.com/baby/features/11-things-you-didnt-know-about-twin-pregnancies


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức 11 điều bạn chưa biết về mang thai song thai