Bs Trần Quốc Dũng -
Viêm niêm mạc miệng là tình trạng sưng bên trong miệng và cổ họng, có thể dẫn đến lở loét miệng gây đau.
Hãy nói với bác sĩ điều trị của bạn nếu bạn thấy đau hoặc có những thay đổi khác trong miệng khi đang điều trị ung thư. Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng:
Hiểu được nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng có thể giúp bạn và bác sĩ xử trí tác dụng phụ này. Một vài điều liên quan đến ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra viêm niêm mạc miệng:
- Hóa trị
- Xạ trị ở vùng đầu và cổ. Các triệu chứng có thể không xảy ra tức thì. Sau khi xạ trị xong, có thể cần thời gian để cải thiện tình trạng viêm niêm mạc miệng.
- Ghép tủy/ tế bào gốc: Viêm, loét niêm mạc miệng là phản ứng phụ của quá trình cấy ghép.
Xử trí viêm niêm mạc miệng:
Cách tốt nhất để kiểm soát viêm niêm mạc miệng là ngăn ngừa hoặc điều trị sớm.
Ngậm các viêm đá nhỏ ngay trước và trong khi điều trị hóa trị.
Khám nha sĩ chuyên về ung thư trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu và cổ
Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp giảm đau. Có thể có các lựa chọn sau:
- Dung dịch nước súc miệng. Các thành phần trong nước súc miệng có thể khác nhau nhưng thường bao gồm: thuốc kháng histamine, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc kháng axit, thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc chống nấm.
- Bạn có thể được kê đơn thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc không kê đơn chẳng hạn acetaminophen. Tránh dùng aspirin trong quá trình điều trị ung thư trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư, nhưng viêm, loét niêm mạc miệng có thể khiến bạn khó chịu. Để cải thiện có thể uống thuốc giảm đau 30 phút trước khi ăn uống.
Trong quá trình điều trị ung thư, bạn cần chăm sóc đặc biệt vùng miệng. Những gợi ý sau có thể hữu ích:
- Đánh răng nhẹ nhàng bằng kem đánh răng có florua vài lần trong ngày. Nếu viêm, loét loét miệng nghiêm trọng, hãy sử dụng bàn chải xốp (miếng bọt biển có tay cầm) thay vì bàn chải đánh răng.
- Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng.
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối và baking soda (natri bicarbonat). Hãy pha với tỉ lệ 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê baking soda trong một cốc nước. Tránh các loại nước súc miệng chứa cồn.
- Nếu bạn mang răng giả, hãy giảm thời gian mang chúng. Tránh mang vào ban đêm và cân nhắc tháo ra giữa các bữa ăn.
- Chọn thức ăn nhai ít hoặc không cần nhai.
- Tránh thức ăn chua, cay, mặn, thô và khô.
- Hãy thử uống qua ống hút để tránh tổn thương niêm mạc miệng của bạn.
Tài liệu tham khảo: https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/mouth-sores-or-mucositis
- 29/08/2023 08:31 - Nguyên nhân và lâm sàng suy thượng thận
- 23/08/2023 10:57 - 11 điều bạn chưa biết về mang thai song thai
- 23/08/2023 10:03 - Các phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư thực…
- 21/08/2023 16:39 - Tắc nghẽn đường tiết niệu ở bệnh nhân ung thư
- 20/08/2023 17:00 - Quản lý răng miệng cho bệnh nhân đang xạ trị
- 15/08/2023 14:54 - Hướng dẫn lâm sàng về loét dạ dày tá tràng liên qu…
- 12/08/2023 11:06 - Khô miệng ở bệnh nhân ung thư: 5 điều cần biết
- 11/08/2023 14:35 - Lựa chọn bệnh nhân để phẫu thuật cắt bè củng giác …
- 07/08/2023 18:28 - Tầm soát ung thư cổ tử cung
- 06/08/2023 09:36 - Tắc nghẽn đường tiêu hóa