• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tiêm chủng trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ sẽ tăng lên. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng trước và trong thai kỳ là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau khi sinh.

Nếu người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao, thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

  • Bệnh sởi, Rubella: thai nhi có thể bị dị dạng, (90%) bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển, thai chết lưu, sẩy thai, sinh non.
  • Bệnh quai bị: Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sinh non.
  • Bệnh thủy đậu: giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai (tuần thứ 8 – 20) thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nếu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau sinh thì đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh và có thể tử vong.
  • Bệnh cúm: không gây biến chứng nguy hiểm cho bà bầu nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Bệnh viêm gan B: Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan thì khả năng diễn tiến xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành rất cao.

tiemchungthai

  • Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Những tháng đầu đời là thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất, 90% trẻ dưới hai tháng tuổi phải nhập viện điều trị. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Phụ nữ có thai và gần đây mới mang thai có khả năng cao sẽ mắc bệnh nặng hơn khi bị nhiễm COVID-19 so với những người không mang thai.

Việc tiêm chủng trước và trong thai kỳ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tùy theo loại vaccine, các BS sẽ hướng dẫn tiêm phòng theo quy định lịch tiêm chủng .

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các vaccine được sử dụng trước và trong thai kỳ đem lại lợi ích rất nhiều cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó phụ nữ mang thai nên tiêm phòng trước và trong thai kỳ, đặc biệt vaccnie uốn ván, vaccine Tdap, vaccine cúm và vaccine Covid 19.

Muốn biết thêm chi tiết xin mời xem tại đây.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 11 2021 20:04

You are here Tin tức Y học thường thức Tiêm chủng trong thai kỳ