Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? Đâu là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những thông tin bạn nên biết về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 và một số cách điều trị phổ biến
Đĩa đệm cột sống L5 S1 đóng một vai trò quan trọng ở phần lưng dưới, cung cấp tác dụng giảm xóc và hỗ trợ phần trên của cơ thể, cho phép thực hiện một loạt các chuyển động theo mọi hướng.
Tuy nhiên, nếu đĩa đệm L5 S1 bị thoát ra bên ngoài, đĩa đệm có thể nhanh chóng bị suy yếu đi và gây ra một số các triệu chứng thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
I. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Theo TS. BSCKII Nguyễn Tiến Lý – Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM cho biết:
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm tại vị trí đốt sống thắt lưng số 5 và xương cùng thứ nhất trong cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường. Hiện tượng này thường là kết quả của một tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến tình trạng nứt rách và nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài.
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Có rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm L5 S1 xảy ra làm chèn ép vào cột sống, rễ thần kinh, gây đau đớn vùng thắt lưng và nhiều các triệu chứng khác. Biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu tình trạng đĩa đệm bị thoát vị không được can thiệp điều trị sớm.
1/ Vị trí đĩa đệm L5 S1
Trước khi xác định vị trí của đĩa đệm L5 S1, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giải phẫu của cột sống. Cột sống được chia thành 4 phần chính (thường được xác định bởi số lượng đốt sống trong mỗi phần):
-
Cột sống cổ: Gồm 7 đốt sống (được kí hiệu là C1 đến C7).
-
Cột sống ngực (lưng trên): Gồm 12 đốt sống ngực (được kí hiệu là T1 đến T12)
-
Cột sống thắt lưng (lưng dưới): Thường bao gồm 5 đốt sống (kí hiệu là L1 đến L5)
-
Vùng xương cùng – cụt: Nằm dưới cột sống thắt lưng, các xương cùng là một loạt 5 phân đoạn xương hợp nhất lại với nhau (được kí hiệu là S1 đến S5). Bốn xương nhỏ tiếp theo kéo dài từ xương sống tạo nên xương cụt (đây là vùng xương sống cuối cùng của cột sống)
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm được đặt tên theo tên hai đốt sống mà đĩa đệm nằm giữa. Theo đó, chúng ta có thể biết được vị trí của đĩa đệm L5 S1 sẽ là đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng L5 (đốt sống thắt lưng cuối cùng) và đốt sống S1 (đốt sống đầu tiên của vùng xương cùng cụt).
Các vấn đề phổ thường xảy ra phổ biến ở vùng thắt lưng. Và đĩa đệm L5 S1 là khu vực thường xảy ra thoát vị, bởi vì khu vực này hỗ trợ hầu hết trọng lượng của cơ thể và chịu nhiều áp lực do quá trình lao động, sinh hoạt của con người.
2/ Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 xảy ra khi có sự đứt gãy, nứt rách của lớp ngoài đĩa đệm, khiến cho lớp nhân nhầy bên trong bị đẩy ra ngoài. Hầu hết mọi người khó có thể xác định nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng thoát vị này ở họ. Nhưng, theo các nhà nghiên cứu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm như:
-
Thoái hóa đĩa tự nhiên: Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của một hao mòn dần dần, lão hóa liên quan đến sự thoái hóa đĩa. Khi bạn già đi, đĩa đệm cột sống của bạn bị mất đi một số lượng nước đáng kể. Điều này làm cho chúng ít linh hoạt hơn, trở nên suy yếu và dễ bị phá vỡ bởi các tác động từ bên ngoài.
-
Nghề nghiệp: Một số người làm những công việc đòi hỏi sức mạnh về thể chất như công nhân bốc vác, họ có nguy cơ cao hơn bị thoát vị đĩa đệm về sau. Bởi vì, việc lặp đi lặp lại các hoạt động nâng, kéo, đẩy, uốn ngang hoặc xoắn người sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và cấu trúc đĩa đệm của bạn.
-
Thừa cân: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây căng thẳng cho đĩa đệm, nhất là vị trí đĩa đệm L5 S1. Một trọng lượng lớn từ cơ thể sẽ khiến cho đĩa đệm phải gồng sức chống đỡ để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ rất có hại cho đĩa đệm, kết quả cuối cùng là chúng sẽ bị thoát vị.
-
Tư thế kém: Ngồi lâu trong nhiều tiếng đồng hồ, hoặc ngồi không tư thế có ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm của bạn. Đây cũng chính là một trong những lý do làm phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm.
-
Cơ yếu: Các cơ lưng khỏe mạnh có thể làm giảm áp lực lên đĩa đệm và từ đó ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm. Ngược lại, cơ bắp bị yếu đi do tuổi già hoặc do mắc phải một bệnh lý nào có lại là yếu tố nguy cơ đối với một đĩa đệm bị thoát vị.
-
Di truyền học: Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở những người thừa kế một khuynh hướng di truyền của căn bệnh này. Những trường hợp này thường có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thoát vị đĩa đệm L5 S1.
3/ Dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Trong phần lớn các trường hợp, thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường xảy ra trong một thời gian ngắn nếu được điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, thoát vị đĩa đệm có thể gây nên các triệu chứng trên cơ thể người bệnh và làm chọ họ gặp phải những trở ngại không nhỏ khi tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Đối với một số người, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể trở nên mãn tính và gây suy nhược.
Đau đớn do thoát vị đĩa đệm L5 S1
Hiện tượng thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên dây thần kinh ở gần đó, cụ thể là dây thần kinh tọa gây đau đớn lan tỏa dọc theo chiều dài của dây thần kinh.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 phổ biến bao gồm:
-
Đau chân: Đau chân thường là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm L5 S1. Nếu cơn đau phát ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ở mặt sau chân, nó được gọi là đau thần kinh tọa, thường là chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
-
Đau lưng dưới: Đau lưng dưới có thể dược hiện diện. Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ có cảm giác đau nhói và kèm theo cứng khớp ở phần lưng dưới, đặc biệt là khu vực đốt sống L4, L5, S1.
-
Tê hoặc ngứa ran: Người bệnh có thể bị tê ở chân hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân. Điều này xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đè nén dây thần kinh chi phối các cơ quan.
-
Đau trầm trọng hơn với cử động: Đau có thể kéo dài khi người bệnh đi bộ một quãng ngắn hoặc đứng lâu. Một tiếng cười, hắt hơi hoặc hành động bất ngờ khác cũng có thể làm gia tăng cơn đau.
-
Yếu cơ bắp: Cơ bắp phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hướng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 có xu hướng suy yếu đi. Điều này có thể làm cho bạn gặp khó khăn khi nâng chân trong đi bộ hoặc thậm chí là thường xuyên bị vấp ngã.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể nhẹ hơn và hạn chế ở mức thấp nếu thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến thần kinh của bạn.
Tuy nhiên, mức độ đau có thể nặng nề và nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất cần thiết và quan trọng khi phát hiện bản thân gặp phải căn bệnh này.
>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
II. 3 Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Hầu hết các trường hợp của thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều có thể được giải quyết trong vòng sáu tuần. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên là nên bắt đầu với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Dưới đây là chi tiết các lựa chọn điều trị đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:
#1. Sử dụng các loại thuốc Tây
Thuốc điều trị thoát vi đĩa đệm là phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định đầu tiên khi phát hiện bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
-
Thuốc giảm đau: Giảm đau là thuốc đầu tay được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát các cơn đau xảy ra do bệnh tật. Và với bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ, các thuốc giảm đau thường được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm L5 S1 là Acetaminophen (Tylenol) và trong trường hợp đau nặng có thể cần đến các thuốc giảm đau gây nghiện.
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID hoạt động bằng cách cản trở các chất trong cơ thể được gọi là prostalandin kích thích cảm giác đau đớn, từ đó giúp giảm đau và chống viêm. Có nhiều loại thuốc NSAID không kê toa và kê toa tùy theo mức độ đau của bệnh. Một số thuốc thường dùng thuộc nhóm này là: Aspirin (Bufferin, Bayer, Ecotrin), Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Celecoxib (Celebrex).
-
Thuốc giãn cơ: Có thắt cơ có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1, do vậy bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trơn như Baclofen, Carisoprodol, Therabenzaprine, Dantrolene, Diazepam, Metaxalone… các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có đặc tính làm giãn cơ.
-
Thuốc streroid: Tiêm tĩnh mạch với các thuốc steroid thường dược sử dụng trong một số trường hợp. Ngoài ra, tiêm steroid ngoài màng cứng cũng có thể được chỉ định để giảm đau cho bệnh nhân và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng tạm thời và gây ra các tác dụng phụ nếu dùng kéo dài.
Việc sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 là phổ biến, nhưng bên cạnh những sự tác động nhanh chóng, giảm đau ngay lập tức là sự tiềm ẩn của nhiều các tác dụng phụ gây ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe chung cho người.
Do vậy, điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này là cần nên xem xét kỹ và chỉ dùng thuốc sau khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những trường hợp lợi bất cập hại.
#2. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể được khuyến cáo nếu:
-
Cơn đau là dữ dội và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm L5 S1 khiến người bệnh không thể chịu đựng, mọi hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn.
-
Người bệnh trải qua các triệu chứng thần kinh tiến triển như yếu chân hoặc tê đi, kèm theo mất chức năng ruột, bàng quang.
-
Thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác không làm giảm đáng kể tình trạng bệnh.
Phương pháp phẫu thuật chính cho đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị là cắt vi mô và cắt vi mô nội soi. Các phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường tốt hơn cho đĩa đệm. Thông thường, chỉ một phần nhỏ của đĩa đệm và gốc thần kinh được loại bỏ vì phần lớn đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn.
Các vết rạch nhỏ được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Đối với phẫu thuật vi mô nội soi, dụng cụ được đưa qua một ống mỏng, mềm để giảm thiểu sự gián đoạn cho các mô xung quanh. Một máy ảnh nhỏ có thể được đưa vào một ông để cung cấp trực quan cho bác sĩ phẫu thuật.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
#3. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1
Vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng chức năng và cung cấp một chương trình duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Một chương trình vật lý trị liệu thường có hai phần:
-
Liệu pháp vật lý thụ động: Bao gồm các liệu pháp tác động được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu giúp thực hiện mục tiêu điều trị.
-
Các bài tập vận động: Là các bài tập được hướng dẫn bởi các chuyên gia và người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cụ thể về liệu pháp vật lý thụ động bao gồm:
-
Liệu pháp nhiệt và lạnh: Nhiệt có thể là giảm đau cơ co thắt trong 48 giờ đầu, trong khi đó liệu pháp lạnh lại có thể hữu ích để giảm viêm. Một số bệnh nhân cảm thấy giảm đau hơn bằng cách sử dụng các gói chườm nóng hoặc lạnh và luôn phiên cả hai. Áp dụng trong 10 – 20 phút mỗi lần để giảm đau, giảm viêm.
-
Siêu âm: Siêu âm là một hình thức sưởi ấm sâu trong đó sóng siêu âm đi qua da và xâm nhập vào các mô mềm. Thiết bị siêu âm đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau cấp tính và có thể làm tăng khả năng chữa lành mô.
-
Kích thích thần kinh điện qua da (TENS): Sử dụng kích thích điện để điều chỉnh cảm giác đau lưng dưới và chân do thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng cách làm cản trở các tín hiệu đau gởi đến não. Với thiết bị máy TENS được gắn trực tiếp trên da để cho dòng điện đi vào cơ thể qua da nhằm mang lại công dụng giảm đau. Loại thiết bị này còn được nghiên cứu là có tác dụng giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể, do đó làm tăng công dụng giảm đau nhanh chóng.
Ngoài các liệu pháp thụ động, liệu pháp chủ động tập trung vào việc cung cấp các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cần thiết để phục hồi đĩa đệm và cột sống.
Nguồn:https://thuocdantoc.vn/benh/thoat-vi-dia-dem-l5-s1
- 02/03/2017 13:48 - Tài nguyên nước Quảng Nam: Tiềm năng và phát triển
- 02/03/2017 11:21 - Các dạng bệnh vảy nến thường gặp và cách nhận biết
- 02/03/2017 11:20 - Một số bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ dễ kiếm
- 02/03/2017 11:19 - Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và cách ph…
- 02/03/2017 11:18 - Thoái hóa khớp gối ở người già - Cách điều trị và …
- 02/03/2017 11:16 - Bệnh rối loạn cương dương là gì? Điều trị như thế …
- 02/03/2017 11:15 - Thói quen thức khuya gây yếu sinh lý ở nam giới
- 02/03/2017 11:14 - Nam giới bị yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng gì?
- 02/03/2017 11:12 - Những dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý cần phát hiện …
- 02/03/2017 11:08 - Bị vảy nến nên ăn gì? Kiêng gì để kiểm soát bệnh h…